Trần thạch cao đẹp hiện đang rất được ưa chuộng trong kiến trúc nội thất hiện đại. Sở hữu một vẻ đẹp ấn tượng cũng nhiều ưu điểm vượt trội mà trần thạch cao đã trở thành xu hướng thiết kế nội thất mà phần lớn các gia đình lựa chọn. Lựa chọn được mẫu trần phù hợp không chỉ mang đến hiệu ứng thẩm mỹ cao cho căn nhà mà còn tối ưu hóa công năng sử dụng.
Bạn đang tìm kiếm những mẫu trần thạch cao đẹp và phù hợp cho tổ ấm của mình, đừng bỏ lỡ 99+ Mẫu trần đẹp cho phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp dưới đây nhé!
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là trần được làm từ những tấm thạch cao, gắn cố định trên một khung vững chắc có liên kết vào sàn hay dầm của tầng trên.
Trần thạch cao là tổ hợp của khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và một số vật liệu khác. Mỗi bộ phận có một chức năng riêng làm nên một tổng thể hoàn hảo:
- Khung xương thạch cao: là khung trụ chính tạo ra kết cấu vững chắc để treo những tấm thạch cao lên trần chính của căn nhà. Khung xương vững chắc sẽ kéo dài tuổi thọ của công trình.
- Tấm trần thạch cao: Những tấm trần thạch cao được liên kết với khung xương qua vít chuyên dụng, tạo mặt phẳng cho trần.
- Lớp sơn bả: Sử dụng sơn bả cho trần thạch cao giúp bề mặt trần đều màu, nhẵn mịn và bắt mắt hơn.
Các loại trần thạch cao phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường đang cung cấp nhiều mẫu trần thạch cao với những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với mỗi thiết kế không gian của ngôi nhà.
Phân theo cấu tạo sẽ có những loại trần sau:
Mẫu trần thạch cao nổi (trần thả nổi)
Đây là loại trần thạch cao có 1 phần khung xương bị nổi, có nghĩa là sau khi lắp xong phần khung, những tấm trần thạch cao sẽ được thả nổi lên trên khung xương.
Loại trần thả nổi rất phù hợp trong thiết kế trần cho nhà mái ngói, mái tôn, hội trường, nhà xưởng hay những công trình có nhiều đường ống, dây điện bởi nó sẽ che đi những khuyết điểm về mặt thẩm mỹ và tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Loại thần thả có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong cách âm, cách nhiệt hay chống cháy. Thi công lại đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao lại khó thay đổi mẫu mã do những tấm thạch cao thường có kích thước cố định.
Mẫu trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm là loại trần thạch cao có khung xương được giấu kín toàn bộ trên các tấm thạch cao khiến chúng ta không nhìn thấy. Ngắm nhìn trần chìm người xem sẽ có cảm giác đó là trần bê tông được sơn đẹp mắt, chứ rất khó nhận biết được đó là trần thạch cao.
Trần thạch cao chìm có khung xương được ghép từ các khung nhôm kẽm chữ U. Sau đó treo các tấm thạch cao để tạo trần hoàn chỉnh. Những mẫu trần chìm sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn so với trần nổi.
Mẫu trần thạch cao phẳng
Trần phẳng thi công đơn giản, dễ dàng lại tạo cảm giác rộng rãi cho không gian. Tuy nhiên nó không đa dạng mẫu mã và hiệu ứng thẩm mỹ cũng không cao, chỉ phù hợp với các căn hộ chung cư.
Mẫu trần thạch cao giật cấp
Là mẫu trần thạch cao xương chìm mà khung xương được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau, trong đó mỗi cấp bậc lại là một mặt phẳng riêng.
Mẫu trần giật cấp có giá trị thẩm mỹ rất cao, có thể phối hợp với nhiều họa tiết trang trí khác trên trần. Tuy nhiên loại trần này thi công phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Ưu – nhược điểm của trần thạch cao
Sau khi được ứng dụng trong xây dựng, mẫu trần thạch cao đẹp được rất nhiều gia đình yêu thích và sử dụng. Bỡi chúng có những ưu điểm vượt trội so với những loại trần khác:
- Vật liệu nhẹ, thuận tiện cho quá trình thi công.
- Dễ dàng tạo được hoa văn như ý muốn.
- Thoải mái khắc họa hoa văn, họa tiết khác nhau mà không lo bị ẩm mốc, hỏng hóc,… theo thời gian.
- Không gây độc hại, không bị cháy.
- Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.
- Trần thạch cao không hề bắt lửa cũng không sinh ra khói bụi khi bị cháy. Đảm bảo an toàn cho môi trường do được sản xuất theo công nghệ tạo bọt
- Sử dụng thạch cao để che dấu đường dây điện, dây mạng,… hay sử dụng để chống nóng cực hiệu quả.
- Có độ bền cao.
Trần thạch cao có bền không, sử dụng được trong bao nhiêu lâu, đây là những vấn đề thắc mắc của phần lớn khách hàng. Khi có ý định làm trần, bên cạnh vấn đề giá cả thì chất lượng luôn là mối quan tâm lớn nhất. Vậy thực chất loại trần này có bền không?
Trần thạch cao là tổ hợp của khung xương, tấm thạch cao, sơn bả và các phụ kiện đi kèm. Vì thế chúng không quá nặng nên có độ bền tốt.
Sử dụng loại trần này, chúng ta hoàn toàn có thể treo thêm những vật nặng khác như tivi, quạt trần, tranh ảnh hay thậm chí là tủ bếp mà không lo bị rơi hay hỏng trần. Tuy nhiên nếu sử dụng loại trần có khả năng chịu lực cao thì sẽ có độ bền cao hơn các loại trần chịu lực kém.
Thông thường tuổi thọ của trần thạch cao sẽ khoảng 20 năm. Đối với những loại trần cao cấp có chất lượng tốt hơn, chống cháy, chống ẩm, chịu nhiệt và chịu lực tốt thì tuổi thọ sẽ lên tới hơn 20 năm.
Song song với những ưu điểm, trần thạch cao cũng tồn tại một vài khuyết điểm nhỏ mà có thể bạn chưa biết.
- Loại trần nổi: Tính thẩm mỹ lại không cao.
- Loại trần chìm: Việc tháo rỡ và sửa chữa khó khăn, không thể tháo từng mảng. Khi sửa thì phải gỡ nguyên cả trần nhà.
Kích thước trần thạch cao?
Một trong những băn khoăn của chúng ta khi lựa chọn trần thạch cao là không biết kích thước trần bao nhiêu là bền và đẹp, liệu kích thước này có phù hợp với kiểu dáng trần, loại trần cũng như không gian căn nhà hay không?
Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều mẫu trần thạch cao với đa dạng kích thước tùy thuộc vào loại trần, công dụng và nhu cầu của từng khách hàng.
Kích thước trần thạch cao thả nổi
Do đặc thù của trần là sau khi hoàn thiện hệ khung xương theo một kích thước ô nhất định sẽ thả những tấm trần lên trên, vì thế kích thước trần sẽ tùy thuộc vào kích thước ô của khung xương.
Một số kích thước chuẩn được sử dụng trong làm trần thạch cao tấm thả đó là: trần thạch cao 60x60cm, trần thạch cao 600x600mm hoặc trần tấm trần thạch cao 1200x600mm bởi khung xương của loại trần này thường được làm theo quy cách 600x600mm hoặc 1200x600mm. Các kích thước trên đều là những con số lý tưởng để mang đến những khoảng không gian rộng rãi, thoáng mát và vừa mắt.
Tuy nhiên kích thước này chỉ ứng dụng với loại trần thạch cao nổi (trần thả) và được sử dụng phổ biến trong các văn phòng hay hội trường.
Kích thước trần thạch cao chìm
Khác với loại trần nổi đã có một quy cách khung nhất định, trần thạch cao chìm sẽ có kích thước đa dạng hơn, xem xét đến cả chiều ngang, chiều dọc và bề dày.
Độ dày của trần thạch cao còn tùy thuộc vào độ dày của khung xương và tấm trần đi kèm với nó. Độ dày tiêu chuẩn của các tấm trần thạch cao sẽ vào khoảng 9 – 12mm, và có thể lên tới 16mm nếu đó là loại trần chống cháy hoặc cách âm và khoảng 13mm đối với trần thường xuyên chịu va đập mạnh.
Tuy nhiên cũng còn tùy vào chiều cao của tầng nhà để chọn mẫu trần có kích thước phù hợp. Thông thường chỉ nên chọn trần thạch cao có khoảng cách so với trần nguyên thủy từ 15 – 20cm để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như giữ được độ thông thoáng cần thiết cho căn phòng.
Kích thước trung bình của 1 tấm trần chìm đó là chiều dài khoảng 2400-2440mm và chiều rộng là 1200-1220mm. Cũng sẽ có một số kích thước khác được sử dụng tùy theo nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Đơn giá trần thạch cao bao nhiêu tiền một mét?
Khi quyết định lắp đặt trần thạch cao, không ít khách hàng đã dày công tìm hiểu rất nhiều các trang mạng để tìm ra mức giá phù hợp nhất. Hiểu được điều đó, chúng tôi để tổng hợp lại bảng giá chung nhất trên thị trường hiện nay, cụ thể là:
- Trần thả thả nổi sẽ có giá từ 130.000 – 145.000 đồng/m2
- Trần thạch cao xương chìm sẽ có giá từ 140.000 – 160.000 đồng/m2
- Trần thạch cao chịu ẩm, chống nước có giá từ 155.000 – 180.000 đồng/m2
Mức giá trên sẽ có sự dao động tùy theo kích thước và chất lượng tấm thạch cao. Đặc biệt nếu thi công trần với diện tích càng lớn thì chi phí sẽ càng rẻ.
Mẫu trần thạch cao phòng khách phổ biến nhất cho nhà ở
Trần thạch cao sở hữu hàng loạt các ưu điểm vượt trội từ tính bền, tính thẩm mỹ lại đảm bảo chống nóng, chịu nhiệt và cách âm tốt…. vì thế hiện đang rất được ưa chuộng trong các gia đình Việt.
Nó được sử dụng trong thiết kế nội thất của nhiều loại hình căn hộ từ nhà cấp 4, chung cư, văn phòng cho đến những căn hộ chung cư, biệt thự cao cấp. Người ta không chỉ sử dụng trần thạch cao cho phòng khách mà còn dùng phổ biến cho phòng ngủ, phòng thờ hay nhà bếp….và đặc biệt nó là một phần không thể thiếu trong các quán cafe, karaoke.
Mẫu trần thạch cao nhà cấp 4 đẹp
Hiện nay số căn nhà cấp 4 tồn tại rất nhiều. Đôi khi do gia chủ không có điều kiện, nhu cầu xây mới hoặc do họ thích kiểu nhà cấp 4. Thế nhưng có một số bất cập như giảm tính thẩm mỹ bên trong căn nhà, dễ bị thấm dột, dễ cháy và chịu lực kém nếu không may có vật nặng rơi vào. Khi ấy trần thạch cao nhà cấp 4 sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Trần thạch cao khung nổi 600x600mm hiện đang được ưa chuộng nhất trong trang trí phòng khách. Với các khung xương vuông vắn đi kèm những hoa văn độc đáo, trần thạch cao thả đẹp sẽ làm tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho căn nhà.
Những tấm thạch cao khung xương chìm cũng rất được yêu thích trong thiết kế nhà cấp 4. Chúng không những che đi khuyết điểm mà còn tăng sự sang trọng và đẳng cấp căn nhà.
Nếu bạn không thích trần bằng phẳng thì mẫu trần giật cấp hình chữ nhật, hình tròn… cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Khi ấy căn nhà sẽ lộng lẫy và sang trọng không khác gì một căn hộ cao cấp.
Mẫu trần thạch cao nhà ống đơn giản đẹp
Những căn nhà ống sang trọng lại càng cuốn hút hơn với những tấm trần thạch cao đẹp. Không quá cầu kỳ và rực rỡ nhưng trần thạch cao nhà ống vẫn khiến người ta phải mê mẩn.
Trần thạch cao nhà phố đẹp được sử dụng với mục đích làm đẹp không gian nội thất của căn nhà đồng thời có tác dụng chống nóng, chống cháy vô cùng hiệu quả.
Đơn giản, nhẹ nhàng và tinh tế, mẫu trần thạch cao nhà ống đẹp khung xương nổi đã và đang được nhiều gia đình lựa chọn. Những ô vuông đều đặn kích thước 60×60 mang đến cho không gian phòng khách sự cân xứng và đẹp mắt.
Bạn đang tìm kiếm một mẫu trần thạch cao đẹp cho nhà ống, hãy tham khảo mẫu trần chìm phẳng đầy sang trọng này nhé. Không quá cầu kỳ về kiểu dáng, họa tiết, lấy điểm nhấn là một mặt phẳng trắng xóa với những bóng đèn nhỏ cân xứng tạo ra một tổng thể vô cùng nổi bật và lịch lãm.
Trần thạch cao giật cấp có nhiều ưu điểm về thẩm mỹ nên được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất nhà ở. Hãy cùng chiêm ngưỡng mẫu trần thạch cao đẹp cho nhà ống với thiết kế trần giật cấp để có thêm những ý tưởng thiết kế cho phòng khách nhà mình nhé!
Một chùm đèn lung linh được treo chính giữa trần thạch cao giật cấp đầy sang trọng mang một vẻ đẹp cuốn hút đến lạ thường. Chỉ đơn giản là trần thạch cao nhà ống với thiết kế chùm đèn mà căn phòng khách trở nên sang trọng và lịch sự hơn rất nhiều.
Đối với những gia đình thích sự mới mẻ và lạ mắt thì mẫu trần giật cấp với họa tiết lá sẽ là một lựa chọn thú vị. Những chiếc lá trắng, gân xanh phát sáng không chỉ làm đẹp căn phòng mà còn tạo nên một sức sống mãnh liệt cho căn nhà.
Mẫu trần thạch cao nhà chung cư hiện đại cao cấp
Ngày nay nhu cầu cuộc sống không ngừng tăng lên, căn nhà không chỉ còn là nơi ở, nơi trú mưa trú nắng mà nó còn là nơi để thư giãn, nơi để thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. Và trong đó phòng khách được coi là gương mặt đại diện của cả gia đình.
Trần thạch cao giật 1 cấp không quá cầu kỳ nhưng lại vô cùng sang trọng. Trần thạch cao 1 cấp kết hợp chùm đèn là một gợi ý tuyệt vời cho căn phòng khách chung cư hiện đại.
Trần thạch cao giật 2 cấp hiện đang là mẫu trần thạch cao giật cấp đẹp được ưa chuộng nhất trong trang trí phòng khách chung cư. Thiết kế trần thạch cao 2 cấp đẹp với những bóng đèn led ẩn và một chùm đèn lạ mắt càng tôn thêm vẻ hiện đại cho căn phòng.
Mẫu trần thạch cao biệt thự tân cổ điển sang trọng
Bạn nghĩ sao nếu những căn biệt thự tân cổ điển sang trọng được trang trí thêm bởi những tấm trần thạch cao đẹp mắt. Chắc chắn bạn sẽ có được một dinh thự lộng lẫy như một cung điện của vùng đất Châu Âu xa hoa.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những mẫu trần đẹp nhất cho biệt thự tân cổ điển nhé!
Trần dát vàng mang hơi hướng kiến trúc cổ điển châu Âu mang người ta đến với những cung điện chốn hoàng gia, vô cùng sang trọng và quý phái. Những hoa văn, những đường chỉ phào cho đến chùm đến đều phát lên một sắc màu vàng lấp lánh, không chỉ đẹp mà còn thể hiện rõ sự giàu có, đẳng cấp của gia chủ.
Trần thạch cao hoa văn cũng là một lựa chọn lý tưởng cho dinh thự tân cổ điển. Những đường nét khá cầu kỳ, những hoa văn độc đáo mang đậm chất tân cổ điển kết hợp với mọt chùm đèn mang hơi hướng cổ xưa càng làm tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho căn nhà.
Trần thạch cao 3d là một sự phá cách ấn tượng trong thiết kế nội thất biệt thự tân cổ điển. Khi tất cả nội thất cho đến màu sơn, nền gạch và đồ trang trí đều mang hơi hướng tân cổ điển với những họa tiết hoa văn độc đáo thì trần thạch cao lại mang một sắc màu mới, đó là một bức tranh thiên nhiên, mây trời, chim muông hay hoa lá.
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp và hiện đại
Trần thạch cao phòng ngủ cũng đẹp và đa dạng không kém phòng khách. Với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, bạn sẽ có vô vàn sự lựa chọn thú vị để có một căn phòng ngủ ấn tượng.
Tuy nhiên trong lựa chọn trần cho phòng ngủ cũng cần cân nhắc về đối tượng sử dụng để có được một mẫu trần phù hợp nhất.
Những mẫu trần dưới đây chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ bé trai
Mẫu trần thạch cao với gam màu xanh biển nhẹ nhàng sẽ tô điểm cho phòng ngủ của bé trai thêm ấn tượng. Những hình thù ngộ nghĩnh như ngôi sao, mặt trăng, mặt trời hay những con vật ngộ nghĩnh…. không những làm đẹp căn phòng mà còn mang đến niềm vui cho bé mỗi khi nhìn ngắm.
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ bé gái
Lựa chọn trần thạch cao cho phòng ngủ bé gái vô cùng đơn giản. Những hình thù ngộ nghĩnh như chú thỏ, chú cún con, hình ngôi sao, mặt trăng, hay nàng công chúa…. chắc chắn sẽ làm các bé thích thú.
Còn về màu sắc trần nhà cho phòng bé gái nên chọn trần thạch cao màu hồng, màu trắng, vàng hay màu xanh ngọc… Tuy nhiên trần thạch cao nên có màu sắc hài hòa với màu nội thất của phòng để tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ bố mẹ
Trần thạch cao cho phòng ngủ bố mẹ sẽ là những mẫu trần khá đơn giản và nhã nhặn với những bóng đèn Led ẩn và đèn trần ấn tượng.
Nếu phòng ngủ đủ rộng lại có thiết kế tổng thể theo phong cách tân cổ điển, có thể chọn những mẫu trần xương chìm, nhiều hoa văn và có thiết kế chùm đèn lộng lẫy.
Còn nếu là phòng ngủ đơn giản hoặc hiện đại, hãy lựa chọn kiểu trần phẳng hoặc trần thạch cao có đèn trần độc đáo, bạn sẽ có một căn phòng ngủ tuyệt vời.
Mẫu trần thạch cao phòng thờ đẹp
Trần thạch cao chìm phẳng màu trắng giúp không gian thờ cúng trở nên sáng sủa và thoáng đãng hơn.
Mẫu trần giật cấp với những đường viền màu nâu gỗ là lựa chọn lý tưởng cho không gian thờ cúng. Một chiếc đèn trần ánh sáng vàng thanh tịnh khiến phòng thờ trở nên ấm cúng và linh thiêng hơn.
Một phòng thờ được trang trí nhiều họa tiết cũng nên có một trần thạch cao nhiều họa tiết. Sự cân xứng và hài hòa cả về họa tiết và màu sắc mang đến một không gian nội thất hoàn hảo.
>>> Xem ngay: 15+ Mẫu trần thạch cao phòng thờ đẹp sang trọng hợp phong thủy
Có nên làm trần thạch cao phòng bếp và nhà vệ sinh?
Để ý một chút chúng ta sẽ thấy rất nhiều gia đình, hay nhà hàng, khách sạn làm trần thạch cao cho nhà bếp và nhà vệ sinh. Vậy họ làm trần để làm gì? Có cần nên làm trần thạch cao ở đó hay không?
Cũng có nhiều người đã đặt ra câu hỏi như thế bởi họ chưa tìm ra lý do thuyết phục để làm trần thạch cao cho nhà bếp và nhà vệ sinh. Tuy nhiên cần thiết phải làm trần ở các phòng đó, bởi vì:
- Việc tạo một trần thạch cao sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng và cho tổng thể căn nhà. Đồng thời tạo sự đồng nhất trong thiết kế khi mà phòng khách và phòng ngủ đều được trang trí bởi những tấm trần thạch cao đẹp mắt. Điều đó lại càng cần thiết hơn nếu đó là một căn hộ cao cấp hay một căn biệt thự sang trọng.
- Trần thạch cao có khả năng chống ẩm và chịu nước tốt nên đặc biệt cần thiết trong các nhà vệ sinh.
Mẫu trần thạch cao hành lang lối đi cho văn phòng công ty
Chắc hẳn trong số chúng ta sẽ có nhiều người cho rằng không cần thiết phải thiết kế trần thạch cao cho lối đi, tuy nhiên đó lại là nơi vô cùng quan trọng, cũng là bộ mặt của các công ty.
Trên thực tế hành lang lối đi cần phải rộng rãi, cao ráo và thoáng mát, đồng thời phải đảm bảo độ sáng và sạch sẽ. Tuy nhiên trang trí trần cho hành lang cũng là điểm cần thiết mà chúng ta cần lưu tâm.
Gợi ý chọn trần thạch cao hành lang lối cho văn phòng các công ty
- Chọn trần thạch cao hành lang cùng loại với trần thạch cao sử dụng trong các văn phòng công ty để tạo sự đồng nhất.
- Hệ thống đèn trần hành lang phải là đèn ánh sáng trắng và có đủ ánh sáng để đảm bảo lỗi đi luôn sáng sủa.
- Màu sắc trần phải tương đồng với màu trần của văn phòng, tuy nhiên nên hạn chế nhiều màu sắc, chỉ nên chọn màu sáng như trắng hoặc be.
Mẫu trần thạch cao cho quán cafe
Không giống với trần thạch cao cho nhà ở hay văn phòng, trần sử dụng cho quán cafe hay quán bar cần phải thật sự độc đáo và nhiều màu sắc.
Do là địa điểm thư giãn, trò chuyện nên mẫu trần được chọn cũng cần tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thích thú. Những hình tròn, hình cong, hình chiếc lá hay con chim…. rồi những hình thù cân đối cho đến những đường nét uốn lượn khó hiểu…. đôi khi lại làm nên tính nghệ thuật độc đáo cho quán cafe.
Không chỉ chú ý đến kiểu dáng, họa tiết trên trần, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến màu sắc và ánh sáng trần cho quán. Thông thường trần đẹp cho quán cafe nên có từ 2 đến 3 màu sắc, có thể kết hợp trắng với xanh, trắng với vàng hay be, xanh và trắng….để có được một không gian cuốn hút.
Những ánh sáng dịu nhẹ phát ra từ những hình khối nhiều màu sắc sẽ tạo nên điểm nhấn đắt giá cho quán cafe của bạn.
Mẫu trần thạch cao đẹp cách âm cho quán karaoke
Là một nơi để giải trí, hát hò vì thế mà các phòng karaoke cần phải đảm bảo độ thẩm mỹ rất cao, càng sống động, càng lạ mắt thì càng thu hút khách hàng. Và để làm được điều đó không thể thiếu trần thạch cao – một món đồ nội thất cực kỳ đắt giá.
Độc đáo, lạ mắt và nhiều hình khối, màu sắc, đó là những yếu tố cơ bản của trần thạch cao cho quán cafe. Vì thế ngoài việc chọn một trần thạch cao tiêu âm tốt, bạn cần phải chọn những kiểu dáng thật ấn tượng. Một số mẫu trần được ưa chuộng đó là:
- Trần thạch cao vuông
- Trần thạch cao hình tròn
- Trần thạch cao uốn cong
Những lưu ý khi thi công trần thạch cao
Trần thạch cao là loại trần được được sử dụng phổ biến nhất trong trang trí nhà ở, khách sạn và nhiều công trình khác. Tuy nhiên để nó phát huy tối đa công năng của mình thì cần thận trọng trong quá trình thi công.
Những lưu ý khi thi công trần thạch cao dưới đây sẽ giúp bạn thi công trần hiệu quả nhất.
Tìm hiểu kỹ các mẫu trần thạch cao để chọn phù hợp nhất.
Việc tìm hiểu kỹ từ đặc điểm, mẫu mã cho đến công dụng của trần giúp bạn chọn được mẫu trần phù hợp với ngôi nhà, với nhu cầu và sở thích của bạn, tránh trường hợp lắp xong lại nuối tiếc.
Cụ thể về loại trần có trần thả nổi, trần chìm phẳng, trần giật cấp.
Về chức năng có trần chống nóng, trần chống ẩm, trần chống cháy hay trần cách âm.
Lựa chọn nguyên vật liệu làm trần chất lượng cao
Chất lượng nguyên vật liệu là yếu tố chính quyết định đến tính bền của trần thạch cao. Từ hệ khung xương, tấm thạch cao cho đến sơn bả và các vật liệu phụ đi kèm đều cần phải đảm chính hãng và có chất lượng cao.
Tìm hiểu thông tin kỹ thuật cũng như các bước thi công trần thạch cao
Nắm bắt được các bước thi công, các thông tin sơ qua về kỹ thuật thi công sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình lắp đặt trần.
Đặc biệt khi bạn nắm được các thông tin kỹ thuật, bạn sẽ không để xảy ra bất kỳ sai sót gì trong quá trình thợ thi công trần, nhờ đó nâng cao độ bền của trần và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Kiểm tra kỹ phần mái để đảm bảo không bị rò rỉ nước
Mặc dù trần thạch cao có khả năng chống nước, tuy nhiên cũng có nhiều loại trần khá sợ nước. Do đó trước khi thi công cần đảm bảo chắc chắn rằng nước từ mái không bị rò rỉ xuống trần.
Lưu ý khi thi công trần chống nóng, giảm ồn
Khi thi công trần với mục đích chống nóng hay giảm ồn thì không nên thi công trần quá sát với trần nguyên thủy bởi nó sẽ làm giảm bớt khả năng chống nóng và tiêu ồn của trần.
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp
Để có được một sản phẩm trần thạch cao chất lượng tốt, đảm bảo đúng kỹ thuật và có tuổi thọ lâu dài thì thợ thi công giữ vai trò quan trọng nhất. Những người thợ lắp trần có kỹ thuật tốt, tay nghề cao lại khéo léo và tỉ mỉ sẽ cho ta những mẫu trần hoàn hảo nhất.
Công ty Xây nhà Nga Việt tự tin là đơn vị thi công trần thạch cao chuyên nghiệp và uy tín nhất. Trải qua nhiều năm hoạt động trên thị trường, công ty đã hoàn thành hàng ngàn dự án với kết quả rất tốt và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng.
Với đội ngũ nhân lực dày kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề, công ty cam kết chất lượng luôn tốt nhất. Đi kèm với nó là giá cả phải chăng cùng chế độ bảo hành uy tín, chắc chắn sẽ làm hài lòng từ những khách hàng khó tính.
Các vấn đề thường gặp khi thi công trần thạch cao
Trong quá trình sử dụng trần thạch cao khó tránh khỏi những vấn đề hư tổn trần như ố mốc, thấm dột hay rạn nứt. Đó có thể là do lỗi kỹ thuật hoặc do việc chọn loại trần không phù hợp với mục đích sử dụng. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn xử lý triệt để các vấn đề trên.
Xử lý trần thạch cao bị mốc
Với những trần không có khả năng chống ẩm mà lại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước hay các chất gây mốc sẽ rất dễ bị ố mốc. Vậy xử lý vết mốc trên trần thạch cao như nào?
- Bước 1: Xác định chính xác các vết mốc trên trần thạch cao
- Bước 2: Cạo bỏ sạch lớp sơn trần bị mốc bằng dao hay giấy nhám mềm.
- Bước 3: Dùng 1 lớp sơn lót để quét lên vết mốc đã được cạo bỏ.
- Bước 4: Sau khi lớp sơn khô, tiếp tục quét thêm 1 lớp sơn bả lên trên lớp sơn lót.
- Bước 5: Sau khi sơn bả khô, dùng giấy nhám mềm để đánh bóng bề mặt trần.
- Bước 6: Cuối cùng sơn phủ lên vị trí đó một lớp sơn cùng màu với màu trần là xong.
Xử lý trần thạch cao bị nứt
Khi vật liệu làm trần không tương đồng, vật liệu chất lượng kém hoặc do kỹ thuật xử lý mối nối khi thi công không chuẩn là nguyên nhân dẫn đến trần bị rạn nứt, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tính an toàn của công trình.
Xử lý trần bị nứt theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Dùng bột xử lý mối nối và trộn đều với nước theo tỷ lệ 2:1 và khuấy đều sao cho không vón cục.
- Bước 2: Trét bột đã trộn vào các khe nối bị nứt. Lưu ý trét bột phủ kín vết nứt và có bề phủ ngang khoảng 10cm.
- Bước 3: Dán băng giấy vào khe nối đã phủ bột. Sau đó dùng dao miết chặt cho giấy và bột nền dính vào nhau và để khoảng 2h.
- Bước 4: Khi bột đã đông kết thì phủ lên băng giấy thêm 1 lớp bột thứ 2 với bề ngang rộng khoảng 15cm và tiếp tục chờ thêm 2h cho bột khô.
- Bước 5: Sau khi lớp bột thứ 2 đã đông kết thì phủ thêm 1 lớp bột thứ 3 với bề ngang khoảng 30cm và chờ khô.
- Bước 6: Dùng giấy nhám cọ nhẹ để tạo bề mặt phẳng cho trần.
Xử lý trần thạch cao bị thấm
Rất nhiều gia đình sau 1 thời gian sử dụng thì phát hiện trần thạch cao nhà mình bị thấm nước và ố vàng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Nếu không xử lý thấm dột kịp thời trần có thể bị nứt và rơi xuống.
Dưới đây là các bước xử lý trần bị thấm, hãy lưu lại để dùng khi cần thiết nhé!
- Bước 1: Xác định kỹ những vị trí trần bị thấm nước.
- Bước 2: Tìm ra nguồn nước gây thấm dột trần nhà và triệt tiêu chúng trước khi xử lý trần thạch cao bị thấm.
- Bước 3: Trường hợp trần bị thấm nước quá nặng thì phải đập bỏ lớp gạch của trần nhà.
- Bước 4: Phủ 1 lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm lên bề mặt trần bị thấm nước.
- Bước 5: Chát một lớp xi măng lên vết nứt và lát gạch lại như ban đầu.
Trường hợp trần thạch cao bị thấm nước do trần nhà dột thì cần bịt ngay các vết nứt trên mái hay trần nhà và thay hệ thống thoát nước, máng nước….để không xảy ra tình trạng thấm dột nữa.
Trần thạch cao hiện đang rất được ưa chuộng trong các ngôi nhà và các công trình sang trọng. Với những ưu điểm vượt trội, nó đảm bảo tính thẩm mỹ và một cuộc sống chất lượng nhất cho các gia đình. Tuy nhiên để có được những mẫu trần thạch cao đẹp và chất lượng thì cần phải chọn lựa kỹ lưỡng từ chất liệu, mẫu mã trần cho đến đơn vị thi công.
Trong quá trình sửa chữa nhà, nếu bạn đang có ý định lắp đặt trần thạch cao cho nhà ở, văn phòng hay quán cafe…., hãy liên hệ ngay với công ty Xây nhà Nga Việt. Công ty với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công trần thạch cao, cam kết sẽ mang đến cho bạn những mẫu trần ưng ý nhất.