Ngôi nhà không chỉ là nơi để thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi mà còn là nơi để gia chủ gửi gắm và gắn kết yêu thương với các thành viên trong gia đình. Do đó, ngôi nhà ngoài đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ còn phải đảm bảo được công năng sử dụng tốt nhất. Để đáp ứng được nhu cầu đó nhiều gia đình lựa chọn thi công trần thạch cao cho mái ấm của mình. Nhưng để thi công được trần thạch cao đòi hỏi bạn phải có tay nghề kỹ thuật và kinh nghiệm cao. Chính vì thế, dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc bài viết hướng dẫn thi công trần thạch cao. Cùng khám phá ngay nhé!

thi công trần thạch cao
Mẫu trần thạch cao ấn tượng, cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là trần được làm bằng tấm thạch cao, các tấm này được gắn cố định bởi một khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm,…) của tầng trên. Trần thạch cao còn được gọi là trần giả, là lớp trần thức 2 sau tầng nhà nguyên thủy.

Đặc điểm của trần thạch cao

  • Trần thạch cao có bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt
  • Dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, tường nhà và trần sẽ rất phẳng mịn.
  • Sau khi thi công xong có thể dùng sơn trang trí theo sở thích của gia chủ
  • Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù sử dụng một thời gian dài
  • Trần thạch cao có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường có độ cong vênh khác nhau

Cấu tạo của trần thạch cao

  • Thanh chính: là thanh chịu lực được treo trên trần nhà cùng với các ty treo và tăng đơ
  • Thanh phụ: liên kết với các thanh chính, thanh này tiếp xúc trực tiếp với tấm trần thạch cao
  • Thanh viên: là các thanh liên kết giữa vách tường cùng với các thanh chính và thanh phụ
  • Tấm thạch cao: tấm này liên kết với các thanh phụ, thanh chính, thanh viên để phủ hệ thanh xương tạo nên mặt bằng hoàn chỉnh
  • Các phụ kiện khác: các phụ kiện khác thường được liên kết với các thanh tạo nên hệ thống trần hoàn chỉnh.

Trần thạch cao có những loại nào?

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi là trần để lộ một phần hệ thống khung xương, bề mặt đực chia ô vuông hoặc hình chữ nhật bởi các khung xương. Trần thạch cao nổi và tấm trang trí trên nền tấm thạch cao. Trần thạch cao nổi có ưu thế là dễ lắp đặt, tải trọng nhẹ, linh hoạt trong việc bảo trì sửa chữa hệ thống điện, báo cháy.

thi công trần thạch cao
Hướng dẫn thi công trần thạch cao tại Nga Việt

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm có hệ thống khung xương được che kín, cấu tạo từ khung xương trần chìm và tấm thạch cao. Có ưu điểm là khá linh hoạt, dễ tạo hình, có nhiều phong cách từ hiện đại đến cổ điện phù hợp với mọi nhu cầu về thẩm mỹ của gia chủ. Ngoài ra trần thạch cao chìm còn có các tính năng vượt trội như chống ẩm, chống cháy, cách âm,.. mang đến không gian tiện lợi cho nhiều gia đình, nhất là những gia đình sống ở thành phố ồn ào và tấp nập.

Lưu ý khi thi công trần thạch cao

Yêu cầu đi xương tránh lỗ đề và thiết bị cơ điện

Để đạt được yêu cầu đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị điện, đội ngũ thi công cần đọc rõ và thực hiện chính xác các bước thi công. Cần nắm rõ các thiết bị điện trong ngôi nhà, sau đó lập bản vẽ thi công lắp đặt xương trần tránh các vị trí vướng điện. Hoàn thành tốt việc này thì việc khoét các lỗ đèn sẽ không phải cắt xương, ảnh hưởng đến độ chắc chắn và thẩm mỹ của trần.

Lắp đặt xướng đầy đủ, nghiệm thu kết quả rồi mới bắn tấm

Để đảm bảo có thể kiểm tra chủng loại, khẩu độ, cao độ và số lượng xương trên trần trước khi bắn tấm, các vị trí sẽ phải được gia cố và nghiệm thu rồi mới bắn. Có như vậy trần thạch cao mới chắc chắn hơn, khi bắn tấm sẽ không bị võng xệ trần làm mất thẩm mỹ.

Để đảm bảo có thể kiểm tra chủng loại, khẩu độ, cao độ và số lượng xương trên trần trước khi bắn tấm, các vị trí sẽ phải được gia cố và nghiệm thu rồi mới bắn.

Hướng dẫn thi công trần thạch cao

Thi công trần thạch cao nổi

  • Bước 1: Xác định, đánh dấu cao độ trần nhà
  • Bước 2: Cố định thanh viền tường
  • Bước 3 + 4: Phân chia trần nhà để đảm bảo sự cân bằng
  • Bước 5: Móc treo trần thạch cao
  • Bước 6: Móc và liên kết các thanh dọc
  • Bước 7: Liên kết thanh phụ 1
  • Bước 8: Liên kết thanh phụ 2
  • Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao nổi
  • Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung trần
  • Bước 11: Xử lý viền trần thạch cao
  • Bước 12: Hoàn thiện trần thạch cao thả

Thi công trần thạch cao chìm

  • Bước 1: Xác định độ cao và đánh dấu trần nhà
  • Bước 2: Cố định các thanh viền tường
  • Bước 3: Phân chia khoảng trần 
  • Bước 4: Móc treo trần thạch cao
  • Bước 5: Lắp các thanh chính
  • Bước 6: Lắp thanh phụ
  • Bước 7: Lắp ghép tấm trần thạch cao chìm
  • Bước 8: Xử lý bột trít phủ kín các mối nối
  • Bước 9: Hoàn thiện trần thạch cao chìm

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về trần thạch cao và hướng dẫn thi công trần thạch cao mà chúng tôi đã tổng hợp và muốn gửi tới tất cả bạn đọc. Hy vọng sau khi xem xong bài viết trên bạn sẽ có cho mình sự lựa chọn đúng đắn về các phương pháp thi công trần thạch cao tốt nhất cho ngôi nhà thân yêu của mình nhằm mang đến không gian thư giãn thỏa mái nhất cho bạn và các thành viên trong gia đình mình. Nếu bạn đang có nhu cầu xây nhà trọn gói tại TpHCM gọi ngay Hotline: 0978 466 859 để được tư vấn.

error: Alert: Content selection is disabled!!