Khi muốn đưa các công trình thi công vào sử dụng trong thực tế thì phải đảm bảo quy định liên quan đến bản vẽ hoàn công. Vậy bản vẽ hoàn công là gì? Các tiêu chuẩn của bản vẽ hoàn công như thế nào?
Các loại bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ chi tiết thể hiện các bộ phận thực tế trong ngôi nhà khi hoàn thiện việc xây dựng. Chúng sẽ thể hiện đúng kích thước thực tế của ngôi nhà khi hoàn công để so sánh với bản vẽ thiết kế ban đầu. Đối với các chi tiết sửa đổi của bản vẽ hoàn công so với thiết kế đều phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
Đối với bản vẽ hoàn công, căn cứ quy mô của công trình để chia thành các loại sau: Bản hoàn công công việc xây dựng, bản vẽ hoàn công giai đoạn xây dựng, bản vẽ hoàn công bộ phận xây dựng, bản vẽ hoàn công từng hạng mục, bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị, bản đồ hoàn công tổng thể công trình.
Các yêu cầu của bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công hoàn chỉnh cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải phản ánh đúng tình trạng bên ngoài của công trình xây dựng để có cơ sở so sánh. Bạn không được bỏ lỡ bất kỳ một cho tiết nào dù là nhỏ nhất.
- Thời điểm thiết lập bản vẽ hoàn công phải được thực hiện ngay khi nghiệm thu công trình và không được hồi ký hoàn công.
- Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công phải đảm bảo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Cần thể hiện rõ các thay đổi, chỉnh sửa để phục vụ cho công tác khai thác và bảo dưỡng.
Bản vẽ hoàn công có khác bản vẽ thiết kế không?
Về nội dung, bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế có hình thức tương đối giống nhau. Chúng đều bao gồm các nội dung như hạng mục, nội dung chi tiết công trình,… Tuy nhiên, chúng lại khác nhau về thời điểm thực hiện bản vẽ. Đối với bản vẽ thiết kế được thực hiện trước khi thi công xây dựng. Đối với bản vẽ hoàn công lại được thực hiện khi đã hoàn thành việc thi công.
Chính vì thế, bản vẽ hoàn công sẽ thể hiện các chi tiết thay đổi so với bản vẽ thiết kế ban đầu để so sánh, đối chiếu. Trường hợp công trình thi công giống như thiết kế ban đầu thì bạn có thể lấy ngay bản vẽ thiết kế để làm bản vẽ hoàn công.
Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công?
Bản vẽ hoàn công mang đến nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng và quản lý công trình. Cụ thể:
- Bản vẽ hoàn công thể hiện các thông tin cơ bản liên quan đến công trình. Vì thế, cơ quan quản lý sẽ nắm bắt được thực trạng, chi tiết, diện tích của công trình xây dựng và phát huy vai trò của mình tốt hơn.
- Trong bản vẽ hoàn công có các thông tin về kích thước, chi tiết từng bộ phận có thể giúp gia chủ dễ theo dõi. Trường hợp có các hạng mục cần sửa đổi, khách hàng có thể dễ dàng nhận biết vị trí và áp dụng biện pháp sửa chữa phù hợp.
Tiêu chuẩn bản vẽ hoàn công, các lưu ý về bản vẽ hoàn công
Tiêu chuẩn bản vẽ hoàn công phải đảm bảo các nội dung sau:
- Trong nội dung của bản vẽ hoàn công cần thể hiện các nội dung sau:Chữ ký ghi rõ họ và tên của người lập bản vẽ, dấu đỏ của bên nhà thầu thi công để đảm bảo tính hợp pháp của bản vẽ.
- Ngoài ra, về hình thức trình bày, phía trên khung của bản vẽ hoàn công phải đóng dấu “Bản vẽ hoàn công” của bên nhà thầu thi công theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 02/2006/TT-BXD ngày 17/05/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
- Bên giám sát thi công của chủ thầu hoặc của bên chủ đầu tư cần kiểm tra và ký tên xác nhận kết quả đo vẽ là chính xác với thực tế trên bản vẽ hoàn công.
Hướng dẫn lập bản vẽ hoàn công đúng quy định
Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công của công trình
Không phải mọi công trình đều phải làm thủ tục hoàn công trong xây dựng. Theo quy định, việc hoàn công công trình chỉ thực hiện đối với các dự án thuộc diện phải xin phép xây dựng. Nếu công trình của bạn không thuộc trường hợp này thì không cần thực hiện thủ tục này.
Bước 2: Xác định hiện trạng nghiệm thu công trình.
Sau khi đã thực hiện thi công xong toàn bộ công trình, đơn vị thầu xây dựng sẽ dọn dẹp hiện trường và lập bản vẽ hoàn công.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ hoàn công theo quy định.
Bạn cần đảm bảo các hồ sơ hoàn công theo quy định.
Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công công trình cho cấp có thẩm quyền gồm.
Các câu hỏi khi hoàn thiện bản vẽ hoàn công
Ai chịu trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công?
Theo quy định tại khoản 2, điều 27 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ thì nhà thầu thi công xây dựng là đơn vị có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công.
Ngoài ra, đối với nhà ở dưới 03 tầng hoặc có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2 thì các cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm thực hiện lập bản vẽ hoàn công.
Thời gian lập bản vẽ hoàn công là bao lâu?
Tùy thuộc vào phân loại nhóm các công trình mà có thời gian lập bản vẽ hoàn công phù hợp. Đối với dự án công trình nhóm A có thời gian lập bản vẽ hoàn công tối thiểu 10 năm; Đối dự án thuộc nhóm B là 7 năm; Đối với dự án thuộc nhóm C là 5 năm.
Đây là thời gian tính từ thời điểm đưa hạng mục công trình vào sử dụng.
Ngoài bản vẽ hoàn công thì hồ sơ hoàn công gồm những gì?
Tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 quy định ngoài bản vẽ hoàn công thì hồ sơ hoàn công gồm: (1) Giấy phép xây dựng, (2) hợp đồng xây dựng với chủ thầu, (3) báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, (4) hồ sơ về bản vẽ thi công, (5) báo cáo kết quả thẩm tra và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng, (6) bản vẽ hoàn công, (7) báo cáo kết quả thí nghiệm, (8) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến an toàn phòng cháy, chữa cháy và vận hành thang máy.
Nộp hồ sơ hoàn công ở đâu?
Hồ sơ hoàn công được nộp cho Sở xây dựng, UBND cấp huyện, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới.
Có cần nộp lệ phí hoàn công không?
Lệ phí hoàn công được tính như sau:
- Đối với công trình có diện tích sàn dưới 100m2 sàn: 15.000.000 đồng.
- Đối với công trình có diện tích sàn từ 100 – 200m2 sàn: 18.000.000 đồng.
- Đối với công trình có diện tích sàn từ 200 – 300m2 sàn: 25.000.000 đồng.
- Đối với công trình có diện tích sàn từ 300 – 400m2 sàn: 29.000.000 đồng.
- Đối với công trình có diện tích sàn từ 400- 500m2 sàn: 32.000.000 đồng.
- Đối với công trình có diện tích sàn từ 500m2 trở lên: Báo giá riêng.
Mẫu dấu bản vẽ hoàn công
Theo quy định, sẽ có 2 mẫu dấu bản vẽ hoàn công gồm:
- Mẫu 1: Đối với công trình không có hợp đồng tổng thầu xây dựng thường có chữ ký của 3 thành phần gồm người lập bản vẽ hoàn công, chỉ huy trưởng và tư vấn giám sát trưởng.
- Mẫu 2: Đối với công trình có hợp đồng thầu xây dựng với chữ ký của các bên: Người lập bản vẽ hoàn công, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu và tư vấn giám sát trưởng.
Trên đây là các thông tin giải đáp liên quan đến bản vẽ hoàn công là gì mà Xây nhà Nga Việt muốn chia sẻ với quý khách hàng. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến nội dung này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Hotline: 0978 466 859. Bên cạnh đó chúng tôi cung cấp các dịch vụ sửa nhà, xây mới đa dạng hạng mục quý khách hàng có thể tham khảo như: sửa nhà cấp 4, sửa nhà nâng tầng, sửa nhà xưởng, sửa nhà chung cư, thi công chống thấm, sơn nước, trần thạch cao,…