Bê tông là vật liệu xuất hiện ở hầu hết các công trình xây dựng hiện nay. Và bê tông chống thấm với khả năng ngăn ngừa hiện tượng đọng nước, thấm nước luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Cùng Xây nhà Nga Việt tìm hiểu về bê tông chống thấm và các phụ gia chống thấm hiệu quả nhất ở bài viết ngay sau đây!

Bê tông chống thấm B8

Bạn hãy thử tưởng tượng chất liệu bê tông không có khả năng chống thấm nước thì điều gì sẽ xảy đến khi công trình gặp mưa, gió, thời tiết xấu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bê tông chống thấm và bê tông chống thấm B8.

Thi công bê tông chấm thấm b8

Bê tông chống thấm

Đối với những công trình thường xuyên tiếp xúc với nước thì bê tông chống thấm được sử dụng khá phổ biến. Chúng có kết cấu tương tự như các loại bê tông truyền thống nhưng được pha trộn thêm các chất phụ gia với khả năng kháng nước hiệu quả. Chúng sẽ giúp công trình có độ bền cao hơn, ngăn ngừa được nước xâm nhập trong một thời gian dài. 

Bê tông chống thấm B8

Trong các loại bê tông chống thấm sẽ được phân thành các cấp độ hiệu quả của bê tông chống thấm. Bê tông chống thấm B8 là loại bê tông thể hiện cho một trong các cấp độ này. 

Phân loại bê tông chống thấm

Để phân loại bê tông chống thấm, người ta thường căn cứ vào các yếu tố khác nhau như cấp độ chống thấm và mác bê tông.

Phân loại bê tông chống thấm

Dựa vào cấp độ chống thấm

Bê tông chống thấm với các khả năng chống chọi các điều kiện của thời tiết sẽ phân thành các cấp độ khác nhau. Thông thường, căn cứ vào cấp độ chống thấm sẽ phân thành các loại bê tông chống thấm sau: 

  • Bê tông chống thấm B6: Đây là loại bê tông với khả năng thẩm thấu thấp nhất. Chúng có khả năng che chắn cho mái nhà cao tầng, mái sàn với khả năng ngăn nước thông qua độ dày của bê tông ở các bề mặt này. 
  • Bê tông chống thấm B8: Đây được đánh giá là loại bê tông có mức giá phù hợp được sử dụng rộng rãi mang đến hiệu quả cao. Chúng giúp ngăn cản nước thẩm thấu qua các bề mặt như tầng hầm, nhà vệ sinh, công trình thủy lợi,…
  • Bê tông chống thấm B10, B12: Loại bê tông chống thấm này có khả năng chống thấm tốt hơn B6 và được sử dụng phổ biến ống cống, sàn mái, đường hầm thủy lợi,…

Dựa vào mác bê tông

Mác bê tông là chỉ số về khả năng chịu nén của bê tông chống thấm. Trên thực tế, không thể liệt kê tất cả các loại mác bê tông mà chỉ có thể điểm qua một số loại thông dụng với chỉ số M150, M200, M250, M300, M350,…. Đối với từng chỉ số sẽ có các quy định riêng về nhiệt độ thi công khác nhau. 

Cách thức đổ bê tông chống thấm B8

Cách thức đổ bê tông chống thấm

Để đảm bảo độ bền cho công trình thi công, khi đổ trộn bê tông và các chất phụ gia để tạo thành cấp độ bê tông chống thấm B8, bạn cần thực hiện với các bước sau: Cho chất phụ gia vào trong hỗn hợp bê tông tươi với lượng nhất định theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lúc này, ở giữa các lớp bê tông sẽ sử dụng băng cản nước. Cuối cùng, trong thời gian chờ bê tông chống thấm kết đông, bạn cần sử dụng các  màng chống thấm để bảo dưỡng, tránh các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

>>> Xem thệm: 1 khối bê tông đổ được bao nhiêu m2

Tiêu chuẩn bê tông chống thấm

Bê tông chống thấm trước khi ứng dụng vào thi công công trình cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: 

Đối với bê tông chống thấm: 

  • Cường độ chịu nén đạt độ tuổi 28 ngày và mác bê tông không được nhỏ hơn chỉ số mác thiết kế.
  • Có lượng hạt mịn cần có kích thước nhỏ hơn 0.3mm. 
  • Đối với những loại bê tông có khối lượng lên đến 800kg thì nên sử dụng cốt liệu lớn trong thành phần như sỏi, đá dăm. 
  • Xác định lượng bê tông trên 1m³ vừa đủ. 
  • Khi trộn hỗn hợp bê tông tươi cần đảm bảo độ dẻo cần thiết. 

Yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia chống thấm

Phụ gia chống thấm là yếu tố bắt buộc phải có ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm của bê tông. Vậy chúng cần tuân theo những yêu cầu kỹ thuật gì?  

  • Sử dụng vật liệu là các chất phụ gia chuyên dụng như vật liệu flinkote, sika,…
  • Đối với các khe lún hoặc co giãn nên sử dụng băng cách nước để tăng hiệu quả chống thấm. 
  • Đối với từng công trình thi công khác nhau như mái sàn, sàn nhà thì cần dùng các vật liệu chống thấm chuyên dụng cho từng bề mặt. 
  • Nếu có nhu cầu chống thấm cho những địa hình thường xuyên tiếp xúc với mực nước lớn như tầng hầm thì nên dùng loại phụ gia chống thấm cho khả năng chống thấm cao. 

Đổ bê tông sàn mác bao nhiêu?

Như bạn đã biết, mác bê tông được phân thành nhiều loại khác nhau. Tương tự như các loại bê tông thông thường, khi đổ đổ bê tông sàn mác 250 là thích hợp. Với mác bê tông 250 thì đây là loại bê tông tươi, được nén 28 ngày, đạt 220 kg/cm² và cường độ nén là 100kg/cm².

Khi sử dụng làm bê tông chống thấm, người dùng chỉ cần kết hợp thêm chất phụ gia kèm theo.

>>> Xem thêm: Dịch vụ khoan cắt bê tông tại TpHCM

Bảng quy đổi mác bê tông

Đối với các mác bê tông như M150, M200, M250,.. hiện nay đã được đổi sang đơn vị tính là cường độ chịu nén MPa theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 để tránh gây nhầm lẫn khi kiểm sát công trình. Bảng quy đổi như sau: 

Mác bê tông (M) Cường độ chịu nén (MPa)
50 4.50
75 6.42
100 9.63
150 16.05
200 19.27
250 25.69
300 28.90
350 35.32
400 38.53
450 44.95
500 51.37
600 57.80
700 70.64
800 77.06
900 89.90
1000 102.75

Lựa chọn cấp chống thấm của bê tông

Bê tông thông thường

Đây là loại bê tông có cấp độ chống thấm là B2 và B12. Chúng có mác bê tông khoảng từ 10Mpa – 50Mpa, điều kiện thi công ở mức 28 độ C. 

Bê tông Sufat

Tương đương với bê tông thông thường, bê tông Sunfat có cấp độ chống thấm là B8 và B12. Mác bê tông của loại này dao động từ 30 Mpa – 50 Mpa. 

Bê tông chảy

Đây là hỗn hợp bê tông được đánh giá cao hơn loại bê tông  thông thường với cấp chống thấm B10 – B12. Chúng có mác bê tông ở mức từ 40 Mpa – 70 Mpa.

Bê tông cường độ cao

Đây là loại bê tông có cường độ chịu nén cao nhất hiện nay với mác bê tông sử dụng thường cao hơn 60 Mpa.

Bê tông lạnh – ít tỏa nhiệt

Bê tông lạnh – ít tỏa nhiệt có cấp độ chống thấm là B10, B12 với mác bê tông từ 30 Mpa – 70 Mpa. 

Bê tông ninh kết lâu

Bê tông ninh kết lâu có cấp độ chống thấm là B8, B12. Mác bê tông của loại bê tông này dao động ở mức 30Mpa – 50 Mpa.

Bê tông ninh kết sớm

Loại bê tông với thời gian kết ninh sớm rất phù hợp với thời tiết ẩm ướt của Việt Nam. Chúng có mức độ chống thấm là B8, B12, mác bê tông đạt từ 30Mpa – 50 Mpa.

Đổ bê tông bù co ngót

Đây là loại bê tông có sự kết hợp của một phụ gia có tên bù co ngót giúp tăng độ trương nở trước khi ninh kết của bê tông.Mác bê tông này khoảng từ 30Mpa – 50 Mpa và có cấp chống thấm là B10, B12.

Một số phụ gia chống thấm bê tông phổ biến nhất

Phụ gia chống thấm bê tông xuất hiện ngày càng nhiều loại trên thị trường khiến khách hàng phân vân trong việc lựa chọn. Dưới đây là một số loại phụ gia chống thấm bê tông được ưa chuộng nhất hiện nay:

Phụ gia chống thấm Sika Latex

Phụ gia chống thấm Sika Latex

Ưu điểm: Sika Latex là phụ gia chống thấm có gốc butadien với khả năng gia tăng chống thấm và kết nối hữu hiệu. Chúng có ưu điểm là dễ thi công, giảm co ngót, có tính đàn hồi cao. Ngoài ra, khi kết hợp với xi măng tươi, đây là phụ gia hoàn toàn an toàn, không bị chuyển thành nhũ tương trong điều kiện có tính kiềm.

Ứng dụng: Chúng được ứng dụng để làm lớp vữa kết nối, sửa chữa bê tông, dán gạch,…

Mức giá tham khảo: 450.000 đồng.

Phụ gia chống thấm Kova CT11B

Phụ gia chống thấm Kova CT11B

Ưu điểm: Phụ gia chống thấm Kova CT11B có dạng bỏng khi kết hợp với bê tông tươi giúp ngăn ngừa sự rạn nứt của vữa, làm tăng mác và tăng khả năng chống thấm.  Đặc điểm của loại phụ gia này là có khả năng bám dính tốt, an toàn, không chứa các hóa chất độc hại.

Ứng dụng: Chúng được sử dụng để trộn bê tông, vữa xi măng. 

Mức giá tham khảo: 395.000 đồng.

Phụ gia chống thấm bê tông CCP Latex HC

Phụ gia chống thấm bê tông CCP Latex HC

Ưu điểm: CCP LATEX HC là chất phụ gia giúp làm gia tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn của bê tông. Chúng có đặc điểm là có khả năng kết dính, giảm thiểu co ngót và kháng mài mòn hóa chất cao.

Ứng dụng: Phụ gia chống thấm bê tông CCP Latex HC được ứng dụng để làm lớp hồ dầu, bê tông chống thấm, vữa dán gạch,…

Mức giá tham khảo: 400.000 đồng. 

Phụ gia chống thấm bê tông Plastocrete N

Phụ gia chống thấm bê tông Plastocrete N

Ưu điểm: Plastocrete N có dạng lỏng tương tự như một hóa chất chống thấm khi trộn lẫn với bê tông. Chúng có tính chống thấm cao. giúp tăng độ săn chắc cho bề mặt thi công và không chứa Clorua làm mài mòn thép.

Ứng dụng: Thông thường, phụ gia chống thấm bê tông Plastocrete N khi làm bê tông chống thấm được ứng dụng tại các kênh đào, bể chứa nước, hồ bơi,…

Mức giá tham khảo: 250,000 – 800,000 đồng.

Phụ gia chống thấm Penetron Admix

Phụ gia chống thấm Penetron Admix

Ưu điểm: Phụ gia chống thấm Penetron Admix có tinh thể cấu trúc được trộn ngay vào mẻ bê tông tươi. Chúng khi kết hợp với nước sẽ tạo nên một tinh thể không thể hòa tan trong tổng thể chúng của khối bê tông. Từ đó, chúng hạn chế tình trạng xâm nhập của nước thường xuyên đến bề mặt thi công.

Ứng dụng: Penetron Admix được ứng dụng để làm bể xử lý nước thải, bể bơi, nền móng,…

Mức giá tham khảo: 3.200.000/1 bao/18 kg

Quy trình thử độ thấm nước bê tông theo TCVN 3116-1993

Sau đây là các nước để thử độ thấm nước bê tông theo TCVN 3116-1993: 

Chuẩn bị mẫu thử:

  • Mẫu thử chống thấm theo tiêu chuẩn TCVN 3105 : 1993 gồm: 6 viên hình trụ có chiều cao và đường kính bằng nhau khoảng 150mm. 
  • Tuổi mẫu thử: Không được sớm hơn 28 ngày đêm. 
  • Độ ẩm của mẫu: Sản phẩm nghiệm thu cần thi công ở môi trường nào thì áp dụng độ ẩm ở môi trường đó. 
  • Nhiệt độ mẫu thử: Nhiệt độ phòng thí nghiệm. 

Quy trình thử mẫu: 

  • Dùng bàn chải sắt để làm sạch màng hồ xi măng có trên 2 mặt của mẫu thử. 
  • Dùng nhiệt độ lên đến 600 độ C để sấy nóng áo mẫu rồi lấy mỡ bi ôtô hoặc paraphin đun chảy quét lên mẫu rồi ép vào áo thép. Kết quả cuối cùng nhận được là các khe hở phải được lấp đầy hoàn toàn mỡ đặc bi hoặc paraphin.
  • Kẹp chặt 6 áo có mẫu thử vào bu lông hãm và bơm đầy nước, xả hết không khí ở các mẫu thử. Sau đó, bơm nước với các cấp áp lực khoảng 2daN/cm2. Mỗi cấp thử trong thời gian 16 giờ. Trường hợp khi tăng áp lực mà mẫu nào xuất hiện hiện tượng bị nước xuyên qua thì ngừng và tiếp tục với mẫu thử tiếp theo.
  • Độ chống thấm nước của bê tông theo theo TCVN 3116-1993 được xác định khi trải qua hết các cấp áp lực. Căn cứ vào các cấp áp lực, bạn có thể phân loại khả năng chống thấm của bê tông qua các cấp B2, B4, B6, B8, B10 và B12…

Trên đây là các thông tin chung về bê tông chống thấm và đặc điểm của các cấp độ bê tông chống thấm. Xây nhà Nga Việt hy vọng đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích và lựa chọn những loại bê tông chống thấm phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp tại TpHCM, liên hệ ngay Hotline: 0978 466 859 để được tư vấn và hỗ trợ báo giá chi tiết.

error: Alert: Content selection is disabled!!