Tầng hầm là bộ phận rất quan trọng trong căn nhà đặc biệt là nhà cao tầng. Tầng hầm đóng nâng đỡ và duy trì kết cấu vững chắc của nền móng. Tuy nhiên, tầng hầm cũng là nơi rất dễ bị thấm dột. Khi tầng hầm bị thấm nước sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến toàn bộ công trình. Chính vì vậy mà việc chống thấm tầng hầm vô cùng quan trọng và cấp thiết. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả và đơn giá chống thấm dột mới nhất hiện nay. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

 phương pháp chống thấm tầng hầm
Các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Nguyên nhân tầng hầm bị thấm dột

Tầng hầm là tầng dưới cùng của căn nhà và nằm âm phía dưới so với mặt đất nên rất dễ bị các tác động của nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tầng hầm bị thấm dột. Phổ biến nhất là một số nguyên nhân sau:

  • Thiết kế xây dựng qua loa, không đúng quy trình, không nắm rõ nguyên tắc chống thấm khi thi công.
  • Chống thấm không hiệu quả, dùng biện pháp thi công chống thấm giá rẻ, kém chất lượng.
  • Đổ bê tông không đạt yêu cầu, bị rỗng bên trong dẫn đến thấm nước.

Phân loại thấm dột tầng hầm

Tuỳ theo mức độ mà chia thấm dột tầng hầm ra thành các loại khác nhau. Cụ thể có 4 loại thấm dột tầng hầm như sau:

  • Thấm chậm: chính là hiện tượng nước rò rỉ không rõ rệt, các vệt thấm, ngấm nước không rõ ràng, dần dần qua thời gian mới tích tụ thành dòng.
  • Thấm nhanh: nước thấm rõ rệt, tập trung thành từng mảng.
  • Chảy mạnh: rò rỉ nước rõ rệt, hình thành dòng nước chảy và chảy dọc theo tường.
  • Chảy mạnh cao áp: nước thấm nghiêm trọng, áp lực nước tương đối lớn, có thể xuất hiện các cột nước phun ra từ vị trí rò rỉ nước. 

Nguyên tắc xử lý thấm dột tầng hầm

Công tác thi công chống thấm tầng hầm cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Tìm chính xác vị trí thấm dột, nguyên nhân gây ra thấm dột để từ đó đưa ra phương pháp chống thấm thích hợp. 
  • Phải lập tức cắt ngay nguồn nước, cố gắng khắc phục tình trạng rò rỉ nước. Đảm bảo thi công trong điều kiện không có nước để tăng hiệu quả chống thấm. 
  • Trong quá trình bịt nước, phải cố gắng giảm diện tích nước rò rỉ.
  • Làm tốt công tác phân tán dòng nước thấm dột để thu nhỏ diện tích thấm.
  • Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp để thi công.

Các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

phương pháp chống thấm tầng hầm

Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước

Đối với các tầng hầm đã được thi công hoàn thiện và chuẩn bị sẵn sàng thì chỉ cần thực hiện theo trình tự sau:

  • Loại bỏ sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt thi công.
  • Tiến hành làm bằng, loại bỏ các vết lồi lõm trên bề mặt.
  • Đảm bảo bề mặt thi công bằng phẳng và sạch sẽ.
  • Sửa chữa các vết nứt, các khe hở sau đó trám bằng vữa chống thấm.

Chống thấm vách tầng hầm bằng màng khò nóng

Chống thấm vách tầng hầm hoặc đáy tầng hầm bằng màng khò nóng là một trong những phương pháp thi công chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Quy trình cụ thể:

Bước 1: Quét lớp tạo dính

  • Trước tiên cần thi công mặt tầng hầm bằng lu sơn. Dàn mỏng và đều lớp tạo dính lên bề mặt của tầng hầm. 
  • Sau khi lớp tạo dính khô sẽ tiến hành chuẩn bị dán màng chống thấm.

Bước 2: Chọn màng chống thấm bitum

  • Kiểm tra toàn bộ lớp màng thật kỹ lưỡng cả 2 mặt. 
  • Đặt các cuộn màng chống thấm vào vị trí thi công một cách chính xác.
  • Sử dụng đèn khò nóng để dán lên bề mặt chống thấm của tầng hầm. 
  • Cuốn ngược màng chống thấm, tránh thay đổi hướng và vị trí cần chống thấm.
  • Dùng đèn khò gas để tiến hành làm chảy lớp tạo dính đã quét. 
  • Dùng ngọn lửa lướt qua lại để màng chống thấm dính vào lớp mặt tạo dính.
  • Cuối cùng ép và miết màng chống thấm xuống bề mặt tầng hầm thật chặt.

Chống thầm sàn tầng hầm bằng màng tự dính

Chống thấm sàn tầng hầm bằng màng tự dính là phương pháp khá hiệu quả và thi công tường đối đơn giản. Chính vì vậy mà phương pháp này khá được ưa chuộng. 

Quy trình thực hiện:

  • Trải màng chống thấm, bọc lớp nilon trên bề mặt sau đó tiến hành dán trên bề mặt cần chống thấm.
  • Lưu ý biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động 70-100mm.
  • Cuối cùng trát thêm lớp bê tông dày 3-4cm lên bề mặt màng chống thấm để tăng tuổi thọ công trình.
Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính

Chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm

Quy trình thực hiện: 

  • Làm ẩm bề mặt chống thấm trước khi thi công
  • Quét hóa chất lên bề mặt đã xử lý.
  • Thực hiện quét 2 lớp hoá chất vuông góc với nhau. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau 2-4 tiếng. 

Chống thấm tầng hầm là công tác vô cùng quan trọng giúp bảo vệ toàn bộ công trình. Vì vậy, khi thi công xây nhà cần chú trọng đến công tác chống thấm ngay từ đầu. Nếu trong quá trình sử dụng phát hiện hiện tượng thấm dột tầng hầm thì cần thi công khắc phục ngay lập tức.

Ngoài ra còn có các biện pháp chống thấm tầng hầm khác:

  • Chống thấm sàn đáy tầng hầm
  • Chống thấm tầng hầm bằng sika
  • Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
  • Chống thấm ngược tầng hầm
  • Thi công chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
  • Chống thấm tầng hầm bằng lớp phủ gốc xi măng

>>>Xem thêm: Chống thấm sân thượng sàn mái

Báo giá thi công chống thấm tầng hầm 2023

Đơn giá thi công chống thấm tầng hầm phụ thuộc vào vật liệu chống thấm và phương pháp chống thấm, nên mỗi đơn thi công có báo giá khác nhau. Xây nhà Nga Việt đưa ra bảng giá chống thấm tầng hầm như sau, quý khách hàng có thể tham khảo.

Hạng Mục Đơn Giá (VNĐ/m2)
Chống thấm tầng hầm bằng sika 370.000
Chống thấm đáy hầm bằng màng khò nóng 350.000
Chống thấm sàn tầng hầm bằng hóa chất 300.000
Chống thấm hầm phương pháp ngược 300.000
Chống thấm hầm phương án đặc biệt 500.000

Quy khách có thể gọi điện trực tiếp qua Hotline: 0978 466 859 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là những phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả kèm theo đơn giá thi công mới nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên bạn đọc có thể tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho công trình của mình. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!