Móng nhà quyết định trực tiếp đến độ bền, độ an toàn và vững chắc của một ngôi nhà. Việc xây dựng móng nhà là vô cùng quan trọng, là gốc rễ cho mọi công trình xây dựng. Tuỳ vào từng công trình và yếu tố địa chất vị trí xây dựng mà thi công loại móng nhà phù hợp. Bài viết hôm nay Xây Nhà Nga Việt sẽ giới thiệu đến bạn đọc một loại móng nhà vô cùng phổ biến – móng băng. Vậy móng băng là gì? Móng băng có đặc tính kỹ thuật như thế nào? Phương pháp thi công móng băng? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

>>> Tư vấn sửa nhà tại TPHCM – Hotline – 0978.466.859

thi công móng băng
Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thi công móng băng

Định nghĩa móng băng

Móng băng là loại móng nằm dưới hàng cột hoặc bờ tường của ngôi nhà. Móng băng thường được xây dựng thành một dải dài, có thể là hàng thẳng hoặc giao nhau thành hình chữ thập. 

Móng băng có vai trò giữ vững cho tường và cột nhà. Móng băng thường được sử dụng phổ biến hơn các loại móng khác vì thi công khá đơn giản và khả năng nâng đỡ tốt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thi công móng trụ (móng cột)

thi công móng băng

Cấu tạo móng băng

Móng băng được cấu tạo bao gồm: lớp bê tông lót móng, bản móng và dầm móng. Bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối. Kích thước các bộ phận cụ thể:

  • Lớp bê tông lót móng dày 10mm
  • Kích thước bản móng tiêu chuẩn: (900 – 1200) *350 mm
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300*(500 – 700) mm
  • Thép bản móng: Φ12a150
  • Thép dầm móng: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150

Đây là các kích thước phổ thông thường được áp dụng nhất. Tuy nhiên, tùy vào tính chất công trình và điều kiện địa chất mà số liệu có thể thay đổi.

Đặc tính kỹ thuật 

Loại móng này thường được áp dụng đối với các công trình nhà phố, nhà cấp 4 hoặc nhà từ 3, 4 tấm trở xuống.

Ưu điểm

  • Móng băng có độ lún đều giúp giữ vững tường, cột nhà tốt hơn. 
  • Móng có khả năng làm giảm áp lực đáy móng và truyền tải trọng lượng công trình xuống đều cho các cọc bê tông ở phía dưới.
  • Tải trọng chịu lực rất lớn đảm bảo ngồi nhà sẽ không bị sụt lún hay nứt tường do tác động của các lực bên ngoài. 

Nhược điểm

  • Độ chôn sâu dưới lòng đất cạn nên khả năng chống trượt, chống bật móng kém. Do vậy mà móng băng chỉ phù hợp với nhà 4 tấm trở xuống để đảm bảo an toàn. 
  • Móng băng chỉ phù hợp thi công với nền đất cứng. 

Phương pháp thi công móng băng chuẩn trong xây dựng

Phương pháp thi công móng băng

Để móng băng được chắc chắn cũng như đảm bảo đạt chất lượng khi thi công cần tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Tất cả các yếu tố cấu thành móng đều phải được chú trọng từ khâu bắt đầu đổ móng đến khi hoàn thiện. 

Quy trình thi công móng băng chuẩn trong xây dựng thường được thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Giải phóng mặt bằng

Trước khi tiến hành thi công móng cần chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Đây chính là giai đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công. Móng có được thi công đúng tiến độ hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác giải phóng mặt bằng. Ở bước này cúng cần kiểm tra kỹ nền địa chất lại một lần nữa để đảm bảo phù hợp với phương pháp thi công móng băng.

Bước 2: San lấp mặt bằng và các công tác đất

Sau khi hoàn tất mặt bằng thì tiến hành san lấp đất để chuẩn bị thi công móng. Mặt bằng cần phải được san lấp bằng phẳng, sạch sẽ. Nhằm đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Đối với công tác đất, các kỹ sư cần xác định trục móng trên mặt bằng dự án để tiến hành hướng dẫn nhân công đào móng theo trục. Công tác đào móng hoàn thiện thì tiến hành vệ sinh lại một lần nữa. 

Bước 3: Bố trí cốt thép móng băng

Hình dáng móng cũng như độ bền của móng phụ thuộc hoàn toàn vào cốt thép bên trong móng. Thép dùng để bố trí trong móng cần phải đạt tiêu chuẩn, thép chất lượng. Đồng thời việc gia công thép cũng phải đúng yêu cầu và thiết kế. 

Bố trí thép đúng theo kết cấu móng, và đúng phương hướng xây dựng móng để đảm bảo khả năng chịu lực móng của móng tốt.

Các bước làm cốt thép trong móng: 

  • Gia công thép đúng yêu cầu kĩ thuật trong bản vẽ thiết kế
  • Tạo khoảng trống với đất nền bằng cách lót bê tông hoặc gạch phía dưới
  • Đặt bản kê lên trên bê tông hoặc gạch lót
  • Tiến hành đặt thép móng băng theo đúng yêu cầu kỹ thuật

Bước 4: Làm cốt pha trong móng băng

Lắp đặt cốt pha theo lưới thép đã được định trước. Sau đó, lắp hệ thống ván khuôn để chuẩn bị đổ bê tông móng. Ván khuôn phải phù hợp và đúng với yêu cầu kỹ thuật của từng loại móng.

Bước 5: Đổ bê tông móng

Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện móng băng. Các vật liệu sỏi, đá, cát phải đúng tiêu chuẩn và kích thước. 

Tiến hành đổ bê tông vào khuôn móng đã có sẵn. Lưu ý khi đổ không được nổi bong bóng sẽ gây rỗng bên trong móng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Nga Việt – Hotline: 0978 466 859.

Một số lưu ý khi thi công móng băng

  • Không phải các nền địa chất đều có thể áp dụng móng băng. Đặc tính của móng băng chỉ phù hợp với nền địa chất cứng và không ổn định. Vì vậy trước khi quyết định xây móng băng cần lưu ý khảo sát thật kỹ nền địa chất xây dựng.
  • Không sử dụng móng băng cho các công trình có tải trọng lớn. Móng băng chỉ phù hợp với nhà cấp 4 và các nhà từ 3, 4 tấm đổ xuống.
  • Khi thi công móng băng cần chú ý đến vật liệu và phương pháp thi công. Móng có kiên cố, chất lượng thì ngôi nhà mới được vững chãi, an toàn khi sử dụng. Vì vậy, khi thi công móng cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề này.

Trên đây là những thông tin cần biết về móng băngphương pháp thi công móng băng đạt chuẩn. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về loại móng nhà vô cùng phổ biến này. Để biết thêm các thông tin chi tiết vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.

error: Alert: Content selection is disabled!!