Ngôi nhà là nơi chúng ta trở về nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc vất vả, mệt nhọc, nơi gắn với bao nhiêu kỷ niệm buồn vui của mỗi người. Có lẽ bởi vậy mà từ lâu nhà được coi là người bạn thân thiết với mỗi gia đình. Đi cùng với năm tháng, ngôi nhà cũng xuống cấp theo thời gian vì vậy rất cần được bảo dưỡng, sửa chữa. Vậy câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là liệu sửa chữa nhà cấp 4 có phải xin giấy phép xây dựng không? Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ở trong bài viết này nhé!
>>> Hỗ trợ tư vấn xin giấy phép sửa nhà + Tặng BẢN VỄ THIẾT KẾ khi thi công tại Xây nhà Nga Việt
Quy trình xin phép xây dựng sửa nhà ở
Để xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở, có thể tuân thủ theo quy trình sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ sở xây dựng của quận nơi chủ nhà sinh sống. Sau khi nhận được hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:
- Nếu thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì Sở Xây dựng sẽ viết biên nhận và ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.
- Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, Sở Xây dựng sẽ hướng dẫn chủ nhà hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Sở Xây dựng sẽ thụ lý và giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định, Sở Xây dựng sẽ cung cấp văn bản hướng dẫn đầy đủ một lần cho chủ nhà để thực hiện.
Bước 4: Chủ nhà sẽ nhận kết quả (giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?
Trường hợp 1: Sửa nhà cấp 4 khu vực nông thôn
Theo quy định tại điểm k, khoản 2, điều 89 của Luật Xây dựng 2014 có 2 khả năng được xét đến như sau:
Thứ nhất, nếu nhà bạn chưa nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng của tỉnh, thành phố nơi bạn sống đồng thời không nằm trong khu di tích, khu bảo tồn thì bạn được miễn giấy phép xây dựng, trong trường hợp sửa chữa thì không cần xin.
Thứ hai, nếu nhà bạn nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng của tỉnh, thành phố nơi bạn sống hoặc là nhà bạn nằm trong khu di tích lịch sử – văn hóa, khu bảo tồn thì trong trường hợp này, để sửa nhà, bạn cần xin cấp giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
>>> Xem thêm: Sửa nhà cấp 4 nông thôn
Trường hợp 2: Sửa nhà ở khu vực đô thị
Cũng tại quy định h, khoản 2, điều 89, Luật Xây Dựng 2014, khi muốn sửa chữa nhà cấp 4, cải tạo và làm thay đổi liên quan đến kiến trúc mặt ngoài của căn nhà thì:
Thứ nhất, nhà bạn nằm trong khu vực không tiếp giáp với đường đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì sẽ được miễn giấy phép xây dựng khi có nhu cầu sửa chữa nhà.
Thứ hai, nếu nhà bạn nằm trong khu vực tiếp giáp với đường đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì khi sửa chữa; bạn phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Khi được các cấp cơ quan, ban ngành có thẩm quyền đồng ý cho phép; bạn mới được tiến hành sửa chữa nhà mình.
Mẫu đơn xin giấy phép sửa nhà chuẩn nhất 2024
Bạn đang cần một đơn xin sửa lại nhà ở của mình, mà không biết mẫu nào là đúng là chuẩn. Nga Việt giới thiệu cho quý khách hàng mẫu đơn sửa nhà ngay tại đây!
Sửa chữa nhà xin phép ở đâu? Cơ quan nào cấp phép?
Trước khi bạn muốn sửa nhà, ngoài việc đầu tiên bạn sẽ làm là chuẩn bị kinh phí, chắt chắn bạn sẽ cần có sự chấp thuận của cơ quan chính quyền địa phương, cho phép bạn được phép thi công. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là ” xin giấy phép sửa nhà ở đâu ? “. Nga Việt xin góp ý cho bạn như sau:
Mỗi trường hợp sửa chữa nhà khác nhau sẽ do một cơ quan có thẩm quyền cấp phép tương ứng. Đây là điều cần thiết tránh rắc rối trong suốt quá trình sửa chữa nhà. Hiện nay việc cấp phép trong sửa chữa nhà gồm 2 trường hợp cơ bản sau:
Trường hợp 1
Sửa chữa, cải tạo bên trong ngôi nhà mà không ảnh hưởng tới kết cấu của nhà: Trường hợp này có thể bao gồm sơn sửa tường, gia công mái nhà, nền nhà, thông phòng trong cùng tầng… Với những trường hợp này việc cấp phép sửa chữa nhà chỉ cần cơ quan Phường cấp phép.
Trường hợp 2
Sửa chữa, cải tạo nhà có ảnh hưởng tới kết cấu nhà: Ví dụ như nâng thêm tầng, phá thông tầng…Những trường hợp sửa chữa này thường phải do cơ quan có thẩm quyền cấp Quận, Huyện cấp giấy phép. Ở mỗi trường hợp cụ thể sẽ có các quy định khác nhau từ mức độ sửa chữa, chi phí hành chính trong cấp phép… Vì vậy, trước khi tiến hành cải tạo nhà, gia chủ cần tìm hiểu kỹ vấn đề cấp phép để có sự chuẩn bị tốt và hiệu quả nhất.
Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi xin cấp phép sửa nhà
Hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa nhà ở là một trong những thủ tục cần thiết để thực hiện việc sửa chữa, cải tạo công trình theo quy định tại Điều 47 của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Hồ sơ này gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình hoặc nhà ở riêng lẻ (theo mẫu số 01).
- Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý hoặc sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định.
- Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định.
- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình.
Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, cần có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Để nộp hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở, người dân cần liên hệ và nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có nhà ở riêng lẻ dự kiến được sửa chữa, cải tạo.
Thủ tục xin cấp giấy phép sửa chữa nhà đối với mỗi trường hợp có quy định khác nhau về các loại giấy tờ cần chuẩn bị. Độ khó dễ cũng khác nhau theo từng tính chất can thiệp. Cụ thể:
Trường hợp 1: Cải tạo bên trong ngôi nhà
Nếu xin cấp phép sửa chữa ở trường hợp 1, bộ hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chứng minh nhân dân.. Đơn xin cấp phép sửa chữa. Hình ảnh thể hiện sự xuống cấp của ngôi nhà cần sửa chữa. Đối với những hồ sơ xin cấp phép này khá đơn giản, thời gian cấp nhanh và không mất chi phí.
Trường hợp 2: Thay đổi kết cấu ngôi nhà
Đối với trường hợp 2, bộ hồ sơ xin cấp phép bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản vẽ xin cấp phép (thể hiện sự tác động lên ngôi nhà, thay đổi kết cấu). Hồ sơ kiểm định móng. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, tờ khai thuế trước bạ. Chi phí cho việc xin cấp phép của trường hợp này khoảng 200.000 đến 500.000 đồng, tùy thuộc vào mức độ của hồ sơ.
Thông thường hồ sơ sẽ được phê duyệt cấp phép trong vòng 20 ngày làm việc. Trên đây là một số thông tin về việc xin cấp phép trong sửa chữa nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn cần xác định rõ việc cải tạo nhà của mình nằm trong trường hợp nào để xác định việc sửa chữa nhà xin phép ở đâu, hồ sơ cần chuẩn bị nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình xin cấp phép.
Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở
Việc xin giấy phép xây dựng là một thủ tục hành chính bắt buộc trước khi tiến hành xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở. Bên cạnh việc nộp hồ sơ, lệ phí xin giấy phép xây dựng cũng là một yêu cầu cần thiết khi xin cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Mức lệ phí xin giấy phép xây dựng khác nhau tùy thuộc vào từng tỉnh thành, do đây là khoản phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh. Vì vậy, mức phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở cũng khác nhau ở từng địa phương.
Trừ những trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng, thì đối với các công trình và nhà ở khác, việc xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành khởi công là bắt buộc, đồng thời cũng phải chịu chi phí lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Sửa nhà không xin giấy phép bị phạt tiền bao nhiêu?
Đối với câu hỏi này Nga Việt giải đáp như sau: Theo quy định tại Khoàn 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP , nhà bạn đang nằm trong khu khu đô thị nếu muốn sửa nhà phải bắt buột có giấy phép xây dưng. Trường hợp không giấy phép bạn sẽ bị phạt như sau:
Trường hợp 1: Khi chủ nhà sửa chữa nhỏ bên trong
Sửa chữa nhỏ ở bên trong như sửa lại phần tường, thay lại gạch lát nền … thì chủ nhà vẫn phải xin giấy phép xây dựng ở cấp phường. Nếu như không có giấy phép thì có thể gia chủ sẽ phải chịu phạt với số tiền rất lớn, thậm chí bị đình công sửa chữa. Phạt tối đa theo mức có thể lên tới 40 triệu đồng khi không có giấy phép.
Trường hợp 2: Khi chủ nhà sửa chữa bên ngoài ngôi nhà
Với công trình sửa chữa nhà có liên quan tới kết cấu, diện mạo của ngôi nhà như thêm diện tích, cơi nới, nâng thêm tầng thì phải có giấy phép tại quận sinh sống, nếu không sẽ bị phạt ở mức hơn 100 triệu đồng.
Trường hợp 3: Tự ý sửa chữa nhà mà không có giấy phép xây dựng nơi mình sống
Đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật theo căn cứ Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì chủ nhà sẽ phải xử phạt theo mức hành chính theo quy định gồm:
- Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
- Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Thậm chí sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tạm ngưng thi công vì vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng và tiến độ công trình.
Nhà cấp 4 là loại nhà được nhiều khách hàng quan tâm nhất trong năm 2024. Nếu bạn đang có nhu cầu sửa chữa nhà hãy tìm hiểu ngay vấn đề: Sửa nhà có phải xin phép không? Hy vọng những điều trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc các thông tin hữu ích. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các thông tin liên quan khác tại trang web của chúng tôi https://xaynhangaviet.com.