Thi công chống thấm ngược là một trong những bước không thể thiếu khi xây dựng công trình. Đặc biệt, trong các khu vực ẩm thấp, thường xuyên ngập nước thì các công tác chống thấm, chống thấm ngược lại càng được chú trọng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc về chống thấm ngược là gì và các phương pháp chống thấm ngược hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược chính là hình thức chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm. Hiểu một cách đơn giản chính là nếu nước thấm từ bên ngoài thì chúng ta chống thấm bên trong và ngược lại.
Chống thấm ngược được thi công bằng các vật liệu chống thấm. Hiện nay, có 3 phương pháp chống thấm ngược thường được áp dụng chính là:
- Sử dụng hóa chất chống thấm.
- Sử dụng phụ gia chống thấm.
- Sử dụng màng bitum.
>>> Xem thêm: Flinkote chống thấm
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm ngược
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm ngược. Cụ thể có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Vật liệu thi công trần nhà kém chất lượng, tay nghề thợ thi công kém.
- Tiến hành chống thấm không triệt để, sai sót trong phán đoán và sử dụng phương pháp chống thấm.
- Chịu tác động lớn của môi trường, mưa thường xuyên, ngập úng, hệ thống cấp thoát nước bị rò rỉ.
- Thấm nước từ nhà vệ sinh, nhà tắm.
- Thấm nước từ trần mái, từ các vết nứt chân chim, khe hở nhỏ trên vách tường.
- Độ ẩm trong không khí cao ngưng tụ, lắng đọng trên tường gây ra ẩm ướt.
- Thi công phần móng, chân tường không kỹ dẫn đến thấm nước.
Các trường hợp cần thi công chống thấm ngược
Chống thấm ngược được áp dụng rất phổ biến trong các công trình hiện nay. Một số trường hợp cần áp dụng chống thấm ngược như:
- Chống thấm ở chân tường, tường nhà phía trong, phần khe tường tiếp giáp ở trong nhà.
- Tường bên ngoài bị thấm do các vết nứt, vết chân chim hoặc tường cũ.
- Nước ngấm từ sân thượng, nhà vệ sinh hàng xóm.
- Nước chảy vào phần khe tường của hai nhà giáp nhau.
- Bể bơi, bể chứa nước ngầm cần chống thấm để ngăn nước ngấm từ bên ngoài vào.
8 Phương pháp chống thấm ngược tốt nhất hiện nay
Phương pháp chống thấm ngược bằng Sika
Sika là một chất phụ gia được sử dụng phổ biến trong chống thấm ngược. Sika thường có gốc từ các loại polymer có tác dụng chính là nhũ hoá và tăng độ bám dính cho xi măng.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm bằng Sika
- Có khả năng thẩm thấu tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với vật liệu cần xử lý.
- Lớp màng chống thấm hiệu quả, độ bền cao lên đến hàng chục năm.
- Dễ thi công trên mọi mặt bằng hay góc cạnh.
- Không kén bề mặt cần chống thấm.
Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn vị vật liệu, dụng cụ, máy móc.
- Vật liệu thi công: Sika Latex
- Dụng cụ, máy móc: Khoan, đục nhọn, búa đục, búa băm, bàn chổi sắt, chổi, bay trát vữa,…
Bước 2: Vệ sinh bề mặt thi công
- Băm, đục các lớp vữa, xi măng và bê tông bám trên bề mặt thi công.
- Xử lý các khe nứt sâu cho đến khi gặp phần bê tông rắn chắc.
- Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, đảm bảo không bám bụi để quá trình thẩm thấu chất chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Xử lý chống thấm ngược
- Đầu tiên cần cố định lại, bảo vệ cổ ống thoát xuyên sàn bằng vữa đổ bù không co ngót.
- Quét lớp lót chống thấm lên bề mặt, sau đó đợi khoảng 2-3 giờ để lót lớp chống thấm khô.
- Quét lớp chống thấm sika lên, trung bình sẽ quét từ 2 – 3 lớp. Sau đó chờ từ 3 – 4 giờ để quét lớp chống thấm khô, sau đó quét lớp thứ 2 và làm tương tự với những lớp còn lại.
Bước 4: Bàn giao công trình
Sau khi đã hoàn tất thi công sẽ ngâm nước để kiểm tra và tiến hành gia cố lại nếu như gặp trục trặc. Sau đó lát hoàn thiện và bàn giao.
Chống thấm ngược bằng màng khò Bitum
Chống thấm ngược bằng màng khò Bitum là phương pháp chống thấm ngược cho công trình nhà ở, nhất là tường nhà. Bởi vì Bitum có khả năng kết dính cao và gần như không thấm nước.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm ngược bằng màng khò Bitum
– Ngăn chặn được tia UV
– Chịu được trọng tải lớn
– Chịu nhiệt tốt, có tính đàn hồi cao
– Chống thấm trong cả môi trường áp suất nước cao
– Thi công nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian
Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm ngược
– Đục bỏ lớp vữa thừa, mài phẳng bề mặt
– Trám và vá lại các vết lõm hoặc rỗ
– Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn
Bước 2: Quét lớp lót Primer lên bề mặt chống thấm
– Sử dụng chổi quét hoăc lu sơn quét lớp lót Primer thật đều lên bề mặt chống thấm (tường, sàn, trần …)
– Hong khô lớp lót khoảng tầm 6 tiếng đồng hồ tạo thành mặt dính với Bitum.
Bước 3: Dán màng Bitum lên lớp lót Primer
– Lật úp những tấm trải Bitum và khò thổi vào bề mặt bên dưới, làm tan chảy bề mặt tạo thành lớp nhầy giúp bám vào mặt sơn lót tốt hơn.
– Khò thì thấp đến cao (nếu bề mặt có độ nghiêng)
– Phân bố nguồn nhiệt đồng đều bằng cách dùng con lăn hoặc chân ép phần màng vừa khò, tạo mặt phẳng tránh bọt khí.
Bước 4: Kiểm tra, test thử bằng cách ngâm nước 1 ngày, rồi mới thực hiện bàn giao.
Sử dụng keo Epoxy
Keo Epoxy sử dụng để chống thấm ngược khá phổ biến, thường được áp dụng trong các hạng mục: nứt tường – trần, khe tường giữa 2 nhà, cổ cống.
Ưu điểm khi sử dụng keo Epoxy
– Chống oxy hóa với độ bền cao
– Kháng điện, chống nước tốt
– Bám dính tốt trên nhiều vật liệu như: gỗ, kim loại, nhựa, bê-tông, …
Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm sạch sẽ, khô ráo
– Thoát hết nước và phơi khô đối với bể bơi, bể nước, bồn nước.
– Đánh sạch nấm mốc, vết dầu mỡ, … trên bề mặt
Bước 2: Chuẩn bị keo chống thấm Epoxy
– Trộn keo Epoxy tỷ lệ 1:1
– Trám keo lên toàn bộ bề mặt cần dán (khi bề mặt đó đã khô)
– Sử dụng thử để kiểm tra mặt keo khô chưa
Bước 3: Thi công chống thấm ngược tuyệt đối
– Pha phụ gia chống thấm cùng với keo Epoxy
– Trét hỗn hợp vào các vị trí nứt giúp vết nứt liền lại
– Đợi khoảng tầm 48h sau cho keo Epoxy khô, đông cứng lại
Bước 4: Kiểm tra và bàn giao công trình
– Xả nước vào bề mặt vừa bôi keo Epoxy thi công chống thấm và để thêm 48h nữa.
– Nếu nước không rò rỉ thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao.
Dùng bột trét
Bột trét bao gồm chất kết dính + chất độn và phụ gia, được sử dụng trong xây dựng. Chúng vừa có thể chống thấm ngược, vừa tạo bề mặt nhẵn mịn và tăng độ bám màng sơn khi hoàn thiện.
Ưu điểm khi dùng bột trét
- Công trình chống thấm ngược có tính thẩm mỹ cao
- Tăng độ bám dính của sơn khi hoàn thiện
Quy trình thi công
Bước 1: Trộn mastic (bột trét) với nước theo tỉ lệ (trên bao bì của Nhà sản xuất).
Bước 2: Lấy bàn xoa để trét tường cho bề mặt bằng phẳng.
Bước 3: Để bột trét khô lại mất khoảng 2h
Bước 4: Cuối cùng nghiệm thu và bàn giao tại cho khách
Chống thấm ngược bằng intoc
INTOC có lớp dầu chống thấm INTOC-04N có khả năng kháng nước đặc biệt. Khi trộn INTOC và xi măng tươi tại công trình tương sẽ thích tạo nên hỗn hợp chống thấm ngược bền theo kết cấu bê-tông. Chống thấm ngược bằng INTOC sử dụng phổ biến trong thi công hồ dầu chống thấm, tại các vị trí nước rò rỉ hoặc chảy thành dòng.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm ngược bằng intoc
– INTOC khá thân thiện môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
– Thi công chống thấm bằng INTOC đơn giản, chỉ cần cọ quét, …
– Độ thẩm thấu cao, chống thấm cho các vết nứt liti hoặc mao dẫn triệt để
– Thi công trực tiếp trên bề mặt ẩm, nước rò rỉ được
– Có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng sau khi thi công
Quy trình thi công
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công chống thấm sạch sẽ
– Bề mặt chống thấm (bê-tông, vữa trát, tấm ốp, …) chắc chắn, được vệ sinh sạch sẽ, không bụi bẩn hay dầu mỡ.
– Xử lý trám bít và các vết hở, lỗ hỏng trên bề mặt chống thấm một cách triệt để
– Duy trì độ ẩm 16% cho bề mặt thi công chống thấm, không để đọng nước.
– Tiến hành thông thoáng gió cho bề mặt vật liệu trước khi thi công
Bước 2: Trộn Intoc với xi măng theo tỷ lệ ghi trên bao bì Nhà sản xuất cung cấp
Làm hồ dầu chống thấm: 1kg INTOC + 3kg nước + 8kg xi măng dẻo sệt
Làm vữa chống thấm: 1kg INTOC + 3kg nước + xi măng + cát
Bước 3: Thi công tạo nhám bằng cách cắt nghiêng
– Thứ nhất, tạo nhám theo phương pháp cắt nghiêng
– Thứ hai, vệ sinh bề mặt rồi phun nước, dùng cọ quét nhiều lần vào các rãnh nghiêng đến khi lấp đầy
– Thứ ba, tô phủ lớp hồ dầu chống thấm lên mặt bê-tông dày 4mm.
– Chờ lớp phủ vừa ráo (mềm nhưng không dính tay nhiều), tô phủ lớp vữa chống thấm dày 10mm.
Bước 4: Bơm nước ngâm 24h
Sau 24h không có hiện tượng thấm dột là thi công hoàn tất, chuyển qua thực hiện bàn giao.
Dùng phụ gia chống thấm ngược
Dùng phụ gia chống thấm ngược cũng khá hiệu quả và được nhiều người lựa chọn nhờ những ưu điểm sau:
Ưu điểm khi dùng phụ gia chống thấm ngược
– Phụ gia có khả năng chống thấm nước cực tốt
– Đáp ứng tất cả các yêu cầu của một công trình chống thấm
– Nâng cấp chất lượng công trình thi công, tạo sự bền bỉ
Quy trình thi công
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm
– Đục bỏ lớp vữa, xi-măng bám trên mặt bê-tông
– Đục thêm các đường nứt xuyên sàn
Bước 2: Tưới ẩm lên bề mặt cần thi công chống thấm nhưng không để đọng nước
Bước 3: Thi công chống thấm ngược với chất phụ gia
– Quét chất phụ gia từ 2 – 3 lớp theo chiều vuông góc từ trên xuống
– Mỗi lần quét cần thời gian đợi khô rồi mới quét tiếp, tầm 4 tiếng (nếu trời nắng ráo)
Chống thấm ngược dùng Sơn
Ngoài các cách trên, bạn còn có thể dùng sơn chống thấm ngược. Một số hãng sơn bạn có thể tham khảo như: Dulux, Kova, Vmax…
Ưu điểm khi dùng sơn chống thấm ngược
– Chịu được môi trường có tính kiềm hay nước mặn
– Thành phần không có chì, thủy ngân, … an toàn khi sử dụng chống thấm trong nhà
– Khả năng bám dính tốt, chống thấm từ ngoài vào trong
Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm ngược đảm bảo độ bằng phẳng, sạch sẽ và khô ráo.
Bước 2: Quét một lớp thật mỏng bột trét tường hay bả matit.
Bước 3: Lăn sơn nhiều lần những lớp cũng thật mỏng để bề mặt sơn bóng, đều và tiết kiệm chi phí. Quét từ trên xuống dưới và đợi khô hoàn toàn cho mỗi lần quét.
Vữa chống thấm ngược Sotin
Vữa chống thấm ngược Sotin là sự đột phá trong công nghệ chống thấm tại Việt Nam, sử dụng phổ biến trong các hạng mục: xây tường, trát tường (nội – ngoại thất), cán nền nhà vệ sinh, tầng hầm, mái, ốp lát, …
Ưu điểm của vữa chống thấm ngược Sotin
– Ngăn chặn hiện tượng thấm ngược đến mức tuyệt đối
– Có thể sử dụng thay thế keo dán gạch đá
– Thi công dễ dàng, chỉ cần pha với nước là sử dụng ngay
– Chi phí thi công chống thấm, bảo vệ công trình thấp
Quy trình thi công
Bước 1: Làm sạch bề mặt cần thi công chống thấm
Bước 2: Thi công vữa Sotin, tương tự như thi công vữa truyền thống
– Lưu ý chỉ sử dụng vữa đã trộn trong vòng 3 giờ.
– Thời tiết quá nóng (vượt ra khoảng 5oC đến 35oC) thì phun nước bảo dưỡng hàng ngày (trong 7 ngày).
– Nếu bề mặt đó hút nước quá mạnh, tiếp giáp với bê-tông cũ thì cần gia cố thêm lưới thủy tinh giữa lớp vữa.
Bước 3: Kiểm tra và bàn giao lại cho chủ nhà.
Bảng báo giá thi công chống thấm ngược
Bạn đang có nhu cầu tham khảo đơn giá thi công chống thấm ngược tại TpHCM. Xây nhà Nga Việt dựa vào vị trí, vật liệu cũng như phương pháp thi công đưa ra báo giá khác nhau cho từng hạng mục.
Tham khảo ngay “Bảng giá dịch vụ chống thấm ngược 2022” mới nhất. Liên hệ ngay Hotline: 0978 466 859 để được tư vấn và báo giá chi tiết hơn.
Hạng Mục | Đơn Giá (m2) |
Chống thấm ngược bằng sika | 370.000 |
Chống thấm ngược bằng màng khò nóng | 350.000 |
Chống thấm ngược bằng hóa chất | 300.000 |
Chống thấm ngược bằng Intoc | 300.000 |
Chống thấm ngược phương án đặc biệt | 500.000 |
Đơn vị thi công chống thấm ngược uy tín nhất
Công ty Nga Việt cung cấp dịch vụ thi công chống thấm chuyên nghiệp và uy tín sẽ giúp bạn xử lý thấm thật hiệu quả, nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, giá cả thi công cạnh tranh, bảo hành chống thấm lâu dài. Hãy gọi điện ngay Hotline: 0978 466 859 nếu bạn đang cần Xây nhà Nga Việt xử lý chống thấm triệt để cho bạn ngay hôm nay.
Khi thi công các công trình, nhà ở thì vấn đề chống thấm cần đặc biệt chú trọng. Xử lý chống thấm hiệu quả thì công trình mới đạt được độ an toàn và độ bền khi sử dụng. Trên đây chính là những thông tin hữu ích về chống thấm ngược mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ lỡ. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp chống thấm ngược. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Xây Nhà Nga Việt
Địa chỉ: 666 Nguyễn Văn Quá, P. ĐHT, Quận 12, TpHCM.
MST: 0315838483.
Website: https://xaynhangaviet.com.
Email: xaydungngaviet@gmail.com.