Để ngôi nhà của bạn được vững chắc và chất lượng theo thời gian thì việc lựa chọn và tính toán kết cấu bê tông cốt thép ra sao là vấn đề hết sức quan trọng. Một ngôi nhà đẹp không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn phải đáp ứng được vấn đề an toàn và chắc chắn. Vậy kết cấu bê tông công thép nhà ở dân dụng được thực hiện như thế nào? Cùng khám phá ngay nhé.

Kết cấu bê tông cốt thép
Kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng

Kết cấu là gì?

Kết cấu là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực xây dựng nhà ở. Kết cấu được hiểu là các bộ phận trong các công trình xây dựng hay các dự án có tác động chịu lực chính. Hay nói cách khác kết cấu chính là bộ xương của một công trình hoặc một dự án. Một kết cấu có thể bao gồm rất nhiều các cấu kiện và các chi tiết nhỏ lẻ. Chúng được liên kết lại để tạo một khung công trình có quy mô to hoặc nhỏ. Nó còn phụ thuộc vào thiết kế của dự án. Ví dụ như là sàn, dầm, cột, vách và móng của một căn biệt thực hoặc một ngôi nhà sang trọng nào đó.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa nhà xưởng uy tín chất lượng tại Nga Việt – Hotline: 0978 466 859.

Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép là loại vật liệu composite kết hợp giữa bê tông và thép. Hai nguyên liệu này có chức năng chính là cùng tham gia chịu lực. Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các công trình xây dựng nhà ở, biệt thự, cầu đường, sân bay, nhà xưởng, trường học,… và là nguyên liệu cực kỳ quan trọng để tạo nên một ngôi nhà chắc chắn và vững chãi. 

Đặc điểm của bê tông cốt thép

  • Bê tông cốt thép có lực bám dính cực kỳ lớn.
  • Bê tông và thép không có phản ứng hóa học nào làm ảnh hưởng đến chất lượng của từng vật liệu.
  • Cốt thép có chức năng bảo vệ khỏi sự ăn mòn do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
  • Ở nhiệt độ dưới 100 độ C thì sự kết hợp của bê tông và thép không bị phá vỡ.
  • Bê tông có khả năng chịu nén tốt và thép có khả năng chịu kéo tốt.

Ưu điểm và nhược điểm của bê tông cốt thép

Ưu điểm

  • Giá thành của bê tông cốt thép khá rẻ nhờ những vật liệu có sẵn như: đá, sỏi, cát, xi măng,..
  • Có sức chịu lực rất lớn nếu so với các vật liệu khác như: gỗ, gạch, đá,…
  • Có độ bền cao, khả năng chịu ăn mòn và các tác động từ môi trường lớn.
  • Dễ dàng tạo hình tùy ý nhờ vào hệ thống ván khuôn.
  • Bê tông cốt thép không bị cháy ở nhiệt độ dưới 400 độ C.
  • Bê tông cốt thép có khối lượng lớn nên có khả năng hấp thụ lực xung kích tốt.

Nhược điểm

  • Vì là sự kết hợp của nhiều vật liệu nên khối lượng của bê tông cốt thép khá lớn.
  • Bê tông cần thời gian lâu để đông cứng lại nên quá trình thi công rất lâu.
  • Bê tông khi tháo dỡ rất khó khăn nên nó không được tái sử dụng lại được.

Kết cấu của bê tông cốt thép trong nhà ở dân dụng

Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép

Kết cấu bê tông cốt thép bao gồm những thành phần sau:

Kết cấu cột

Tiết diện cột nhà dân thông thường là: 20×20, 22×22 hoặc 22×30 cm tùy thuộc vào tải trọng cột và độ lớn khoảng cách giữa cột với cột. Thép chủ cột thông thường: 4D18, 4D20, 4D22, 6D18, 6D20,… thép đai D6 khoảng cách giữa 2 thanh đai là 20cm ở khoảng giữa cột và 15cm ở đỉnh và chân cột.

Tiết diện cột nhà dân thông thường là: 20×20, 22×22 hoặc 22x30cm

Kết cấu dầm

Khi lựa chọn kết cấu dầm cần chú ý 2 kích thước sau: chiều cao dầm được lấy chi bằng ⅛ đến 1/12 hai nhịp dầm và chiều rộng dầm thường lấy bằng chiều rộng xây: 22 hoặc 11cm. Lưu ý tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao dầm không được nhỏ hơn ⅓.

Kết cấu sàn

Chiều dài sàn thông thường lấy từ 10 -12cm. Thép sàn có hai loại D8 và D10. Trong xây dựng thép D10 được khuyến khích dùng nhiều nhất nhờ quá trình thi công sẽ giữ nguyên được hình dạng thép ban đầu và sàn sẽ làm việc tốt hơn. Khoảng cách giữa các thanh thép với nhau là từ 10 – 20 tùy theo độ lớn của sàn.

Những yêu cầu về độ dày của sàn bê tông

  • Mặt sàn phải đảm bảo có sức chịu lực tốt.
  • Mặt sàn phải khô ráo và chống thấm nước.
  • Toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng, không bị lệch gây mất thẩm mỹ.
  • Sàn phải đủ độ mịn và độ xốp nhằm tạo ra ma sát và độ bám dính tốt với nền.

>>> Xem thêm: Bổ trụ trong xây dựng là gì?

Quy trình thực hiện kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng

Quy trình thực hiện kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng bao gồm 7 bước:

  • Bước 1: Mô tả và giới thiệu về kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng
  • Bước 2: Chọn kích thước sơ bộ cho từng bộ phận
  • Bước 3: Tiến hành lập hồ sơ tính toán cho kết cấu
  • Bước 4: Tìm hiểu và xác định các loại trọng tải nào có tác dụng lên kết cấu tốt
  • Bước 5: Tính toán và tiến hành vẽ biểu đồ tổ hợp nội lực và ngoại lực
  • Bước 6: Tính toán xem lượng bê tông cốt thép sử dụng là bao nhiêu
  • Bước 7: Thiết kế chi tiết những tính toán trên và thể hiện lại cho người thi công

Như vậy, những chia sẻ về kết cấu bê tông cốt thép nhà ở dân dụng của Xây nhà Nga Việt chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về kết cấu bê tông và giúp bạn có được những kiến thức để áp dụng cho mái ấm của mình. Liên hệ ngay Hotline: 0978 466 859 để được tư vấn + báo giá thi công phần thô chính xác nhất.

error: Alert: Content selection is disabled!!