Nuôi chim Yến là một ngành nghề đem đến nguồn lợi cao và giá trị kinh tế bền vững. Tuy nhiên, không phải mô hình nuôi chim Yến nào cũng thành công. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những tư vấn thiết kế và xây dựng nhà nuôi chim Yến từ các chuyên gia nuôi Yến giàu kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết được.

Tư vấn cách xây nhà nuôi yến hiệu quả nhất
Tư vấn cách xây nhà nuôi yến hiệu quả nhất

Một số lưu ý khi xây nhà nuôi Yến

Vị trí xây nhà nuôi Yến

Vị trí xây nhà nuôi Yến thích hợp là gần các ao hồ, nơi có nguồn nước gần đó, không có nhiều cây cao làm hạn chế tầm nhìn của Yến. Nên xây nhà Yến tại khu vực gần nơi kiếm ăn và đường đi hàng ngày của chim Yến.

Ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ

Nhà nuôi Yến phải đảm bảo được các yếu tố từ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không gian,… phù hợp với đặc tính tự nhiên của chim Yến thì việc dẫn dụ và nuôi Yến mới hiệu quả.

Nhiệt độ thích hợp để nuôi Yến là 26 – 30 độ, lý tưởng nhất là 28, 29 độ.

Độ ẩm 75 -80 %.

Ánh sáng lý tưởng 0.02 – 0.2 lux.

Âm thanh

Có 3 loại âm thanh phổ biến nhất để dụ chim Yến là: loại tiếng ngoài để dụ Yến tụ tập lại, tiếng dẫn để thu chim Yến vào nhà và tiếng ru để Yến tưởng rằng đây là nhà của chúng.

Khoảng cách lỗ ra vào cho chim Yến

Tuỳ vào từng ngôi nhà lớn nhỏ khác nhau mà kích thước lỗ ra vào cho chim Yến cũng khác nhau. Thông thường 20×30cm, 40×60cm, 40×80cm là các kích thước thường được sử dụng.

Kết cấu trong nhà nuôi Yến

Kết cấu bên trong nhà nuôi Yến được chia thành 3 vùng khác nhau:

  • Vùng khí hậu lạnh (<26 độ C) 
  • Vùng khí hậu nóng (>27 độ C)
  • Vùng trung gian và vùng có nhiệt độ biến động

Với mỗi vùng khác nhau sẽ có kết cấu nhà nuôi Yến khác nhau để phù hợp với môi trường sống của chim Yến.

Cấu trúc nhà yến khu vực bên trong 27 độ: 

Phòng suốt hoặc ngăn, kích thước lớn hơn 4×4m, chiều cao tối thiểu 3m, tối đa 4m. Mặt tường tô xi măng nhám, độ dày tường 20 – 25cm

Mái ngói hoặc bê tông

Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 15cm

Có hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và hồ nước để kiểm soát độ ẩm.

Cấu trúc nhà Yến nhiệt độ thấp hơn 26 độ:

Kích thước phòng tối đa 4×4m, chiều cao tối thiểu 2.5m, tối đa 3m.

Mái bằng tole, kẽm hoặc amiang cấu trúc độ dốc

Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 2cm

Không cần hồ nước và hệ thống gió.

Cách bố trí giàn khung tổ yến

Việc bố trí giàn khung tổ có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng yến thu được. Ngoài ra, bố trí giàn khung tổ hợp lý giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát và quản lý tổ yến.

Thanh khung tổ phải có độ mềm để Yến dễ bám, dễ thấm hút nước và khô nhanh nước miếng của Yến, không chứa dầu, mùi và không có màu chói.

Có 2 cách đặt giàn khung tổ thường được sử dụng nhất hiện nay:

  • Cách đặt hiện đại: người nuôi bố trí khung tổ theo hệ thống hình ma trận với kích thước 30×100cm.
  • Cách lắp giàn khung: gắn thanh khung sát vào trần nhà bằng bulong hoặc đinh vít thẳng góc với trần nhà.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về thiết kế và xây dựng nhà nuôi chim Yến mà bất cứ ai muốn nuôi Yến đều cần phải biết. Để biết thêm thông tin chi tiết về thiết kế và xây nhà trọn gói vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Chúc bạn đọc thành công!

error: Alert: Content selection is disabled!!