GFA là gì? Định nghĩa GFA trong xây dựng? Chắc hẳn là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu về lĩnh vực xây dựng. Đối với những chuyên gia, chủ nhà thầu thì khái niệm này không mấy xa lạ song với những người “ngoại đạo” thì hẳn là một cụm từ hoàn toàn mới. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về GFA và toàn bộ những kiến thức về GFA trong xây dựng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

GFA trong xây dựng

GFA là gì?

GFA – Gross floor area là tổng diện tích sàn xây dựng bao gồm các khu vực chứa bên các bức tường, tổng không gian bên trong tòa nhà kể cả tầng hầm, tầng lửng  tầng trung gian và căn hộ áp mái.

Một số không gian bên ngoài không thuộc GFA bao gồm: nơi để xe, hành lang giao thông chung, tầng hầm kỹ thuật, sân vườn không được nối với nhà và tầng mái. Đồng thời, GFA cũng không bao gồm nơi có mái che hở hay không được bao bọc. Chẳng hạn như hiên nhà, mái che lối đi bên ngoài, bậc thang, sân thượng, phần nhô ra ở mái hay các vị trí có mô tả tương tự.

Ý nghĩa của GFA trong xây dựng 

Tổng diện tích sàn xây dựng GFA có vai trò vô cùng quan trọng trong một công trình xây dựng. Nó chính là cơ sở để tính toán hệ số sử dụng đất nhằm khống chế tải chất lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực. 

GFA còn là căn cứ tính toán để dự toán chi phí, bố trí vị trí các phòng, các không gian sinh hoạt và làm việc sao cho phù hợp. Đồng thời cũng giúp chúng ta dễ dàng cũng như chủ động đưa ra phương án thiết kế, thi công và trang trí nội, ngoại thất cho công trình xây dựng. GFA cũng giúp các kỹ sư rất nhiều trong việc triển khai ý tưởng thiết kế và dự trù các phương án thi công.

Ngoài ra, GFA còn là cơ sở cần thiết để làm thủ tục xin cấp phép thi công công trình xây dựng.

Chính vì vậy, có thể nói GFA đóng vai trò nền móng để bắt đầu mọi công việc trong quá trình thi công công trình.

Phân biệt GFA và diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng chính là diện tích mà chúng ta xây dựng trên một mảnh đất, bao gồm toàn bộ phần đất nằm bên trong tường bao của một công trình.

Phân biệt GFA và diện tích xây dựng
Phân biệt GFA và diện tích xây nhà ở

Do đó, có thể phân biệt đơn giản chính là diện tích sàn xây dựng – GFA chỉ bao gồm không gian xây nhà từ tầng 1 đến tầng trên cùng còn diện tích xây dựng bao gồm toàn bộ phần đất mà ngôi nhà nằm trên.

Việc dự toán chi phí phải phụ thuộc vào diện tích sàn xây dựng chứ không phải diện tích xây dựng. Chúng ta cần phân biệt rõ được hai khái niệm này để tránh dự toán không chuẩn xác chi phí xây dựng.

>>> Xem thêm: Đà kiểng là gì? Vai trò và cách thi công hiệu quả nhất

Công thức tính GFA trong xây dựng là gì?

Trong xây dựng GFA được tính theo công thức:

Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + kích thước khác (lát gạch, móng phức tạp, ban công… tính theo % )

Trong đó:

Diện tích sàn sử dụng 

  • Đối với sàn đã đổ bê tông sau khi làm thêm mái ngói thì tính thêm giá từ 30 đến 50% 
  • Diện tích mái che phía trên tính 100% 
  • Nếu diện tích dưới 4m2 thì tính theo giá sàn bình thường
  • Nếu trên 4m2 thì tính 70% 
  • Nếu từ 8m2 trở lên tính 50% diện tích
  • Các ô trống ở trong nhà
  • Phần nền đất đã gia cố
  • Đổ bê tông cốt thép tính 20% diện tích

Phần móng

  • Diện tích của móng đơn tính 30%
  • Đài móng trên nền cọc khoan nhồi hay bê tông cốt thép tính 35%
  • Móng băng tính 50%
  • Tính riêng phần tầng hầm
  • Đối với hầm có độ sâu ít hơn 1m5 so với ram hầm thì tính 150%
  • Đối với hầm có độ sâu lớn hơn 2m so với đỉnh ram hầm thì tính 200%
  • Tính theo đặc thù nếu hầm có độ sâu lớn hơn 3m

Phần sân 

  • Phần sân có diện tích trên 40m2 có đổ thêm đá điều, cột, lát gạch nền và xây tường rào thì tính 50% 
  • Phần sân có diện tích nhỏ hơn 40m2 thì tính 70%
  • Phần sân có diện tích nhỏ hơn 20m2 có đổ thêm đá điều, cột dựng, lát gạch thì tính 100%

Phần mái

  • Khi diện tích của phần mái không ốp gạch mà đổ bê tông cốt thép tính 50%
  • Phần mái ốp gạch và đổ bê tông cốt thép thì tính 60%
  • Mái bê tông có lát ngói thì tính 85% diện tích nghiên của phần mái
  • Mái tôn tính diện tích 30% 

Mỗi bộ phận sẽ có cách tính diện tích khác nhau tùy vào loại công trình, vị trí và phương pháp thi công. Do vậy, trước khi tiến hành xây dựng cần tính toán GFA một cách chi tiết, kỹ lưỡng và chính xác nhằm tránh những sai sót về sau.

Trên đây chính là tất tần tật những điều cần biết về GFAcông thức tính GFA trong xây dựng. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình xây dựng hay tham gia kinh doanh nhà đất. Để biết thêm những thông tin chi tiết khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Chúc bạn đọc thành công!

error: Alert: Content selection is disabled!!